Hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có cần bản điều tra lý lịch của người đó không?
- Hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có cần bản điều tra lý lịch của người đó không?
- Việc tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam được quy định ra sao?
- Hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng điều kiện gì?
Hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi có cần bản điều tra lý lịch của người đó không?
Căn cứ Điều 31 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định như sau:
Hồ sơ của người nhận con nuôi
1. Hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận người Việt Nam làm con nuôi phải có các giấy tờ, tài liệu sau đây:
a) Đơn xin nhận con nuôi;
b) Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;
c) Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;
d) Bản điều tra về tâm lý, gia đình;
đ) Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;
e) Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;
g) Phiếu lý lịch tư pháp;
h) Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;
i) Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh quy định tại khoản 2 Điều 28 của Luật này.
Theo đó Hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi phải có cần phiếu lý lịch tư pháp của người đó.
Ngoài các giấy tờ, tài liệu kể trên, hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài có cần bản điều tra về tâm lý và gia đình của người nhận con nuôi. Mục đích của việc này là nhằm xác định người này có đủ điều kiện để nhận nuôi con nuôi hay không.
Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023: Tại Đây
Hồ sơ của người nhận con nuôi (hình từ Internet)
Việc tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam được quy định ra sao?
Theo Điều 17 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định về thủ tục tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam như sau:
- Trường hợp nhận con nuôi đích danh, thì người nhận con nuôi trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi.
- Trường hợp có lý do chính đáng mà không thể trực tiếp nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi, người nhận con nuôi ủy quyền bằng văn bản cho người có quan hệ họ hàng, thân thích thường trú tại Việt Nam nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi hoặc gửi hồ sơ cho Cục Con nuôi qua đường bưu điện theo hình thức gửi bảo đảm.
- Trường hợp nhận con nuôi không đích danh, thì người nhận con nuôi thường trú tại nước là thành viên của điều ước quốc tế về hợp tác nuôi con nuôi với Việt Nam nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua tổ chức con nuôi của nước đó được cấp phép hoạt động tại Việt Nam;
- Nếu nước đó không có tổ chức con nuôi được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, thì người nhận con nuôi nộp hồ sơ cho Cục Con nuôi thông qua Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của nước đó tại Việt Nam.
- Cục Con nuôi xem xét, tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi căn cứ số lượng trẻ em Việt Nam có đủ điều kiện làm con nuôi ở nước ngoài.
Hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 19/2011/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu về kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi nước ngoài
Việc kiểm tra hồ sơ của người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:
1. Sau khi nhận đủ hồ sơ của người nhận con nuôi, Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ để xác định:
a) Người nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
b) Người nhận con nuôi đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật Việt Nam.
2. Khi thẩm định hồ sơ, nếu thấy cần thiết, Cục Con nuôi lấy ý kiến của chuyên gia tâm lý, y tế, gia đình, xã hội để xác định người nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi.
3. Hồ sơ của người nhận con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này; trường hợp không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.
Như vậy, hồ sơ của người nhận con nuôi là người nước ngoài thường trú ở nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi được chấp thuận nếu đáp ứng điều kiện sau:
- Người nhận con nuôi đã được cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người đó thường trú bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện nuôi con nuôi theo pháp luật của nước đó;
- Người nhận con nuôi có điều kiện tốt nhất để chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi theo pháp luật Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương đánh giá an toàn công trình mới nhất? Đề cương đánh giá an toàn công trình phải được lập như thế nào?
- Thông tư 15/2024 quy định tiêu chí phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập lĩnh vực xây dựng ra sao?
- Chở chó bằng xe máy có bị phạt không 2025? Dắt chó đi dạo bằng xe máy theo bị phạt bao nhiêu tiền?
- Nguyên tắc hoạt động của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước? 23 hành vi bị nghiêm cấm là gì theo Quyết định 1962?
- Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 cuối kì 1 năm học 2024 2025? Lời nhận xét môn Khoa học lớp 5 theo Thông tư 27?