Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ mới nhất bao gồm những gì?
Cha đẻ, mẹ đẻ của người đóng thuế thu nhập cá nhân có mặc nhiên được xác định là người phụ thuộc không?
Dựa vào quy định tại tiết d.3 điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC có đề cập về người phụ thuộc là cha, mẹ đẻ như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
d) Người phụ thuộc bao gồm:
...
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
Dẫn chiếu đến quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
...
đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tại các tiết d.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
đ.1) Đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
đ.1.2) Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
đ.2) Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
Như vậy, cha đẻ, mẹ đẻ của người nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ không mặc nhiên trở thành người phụ thuộc mà cần phải đáp ứng những điều kiện nhất định theo điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC nêu trên.
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ mới nhất bao gồm những gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ mới nhất bao gồm những gì?
Căn cứ theo tiết g.3 điểm g khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Điều 1 Thông tư 79/2022/TT-BTC, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ,.. bao gồm:
- Bản chụp Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân;
- Giấy tờ hợp pháp để xác định mối quan hệ của người phụ thuộc với người nộp thuế như:
+ Bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú;
+ Hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
+ Hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp, giấy khai sinh, quyết định công nhận việc nhận cha, mẹ, con của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
- Trường hợp trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ nêu trên, hồ sơ chứng minh cần có thêmgiấy tờ chứng minh là người khuyết tật, không có khả năng lao động như;
+ Bản chụp Giấy xác nhận khuyết tật theo quy định của pháp luật về người khuyết tật đối với người khuyết tật không có khả năng lao động;
+ Bản chụp hồ sơ bệnh án đối với người mắc bệnh không có khả năng lao động (như bệnh AIDS, ung thư, suy thận mãn,..).
Theo đó, so với quy định cũ, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đối với cha đẻ, mẹ đẻ, cha vợ, mẹ vợ... mới đã có những thay đổi sau:
- Bổ sung thêm bản chụp Căn cước công dân để thay Chứng minh dân nhân (nếu có);
- Bỏ "bản chụp sổ hộ khẩu (nếu có cùng sổ hộ khẩu)", thay bằng " bản chụp Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Thông báo số định danh cá nhân và thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú hoặc giấy tờ khác do cơ quan Cơ quan Công an cấp";
Xem chi tiết tại Thông tư 79/2022/TT-BTC.
Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là cha, mẹ là bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC việc giảm trừ gia cảnh được quy định như sau:
Các khoản giảm trừ
Các khoản giảm trừ theo hướng dẫn tại Điều này là các khoản được trừ vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trước khi xác định thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh. Cụ thể như sau:
1. Giảm trừ gia cảnh
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân; khoản 4, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân; Điều 12 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, việc giảm trừ gia cảnh được thực hiện như sau:
a) Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh, thu nhập từ tiền lương, tiền công của người nộp thuế là cá nhân cư trú.
Trường hợp cá nhân cư trú vừa có thu nhập từ kinh doanh, vừa có thu nhập từ tiền lương, tiền công thì tính giảm trừ gia cảnh một lần vào tổng thu nhập từ kinh doanh và từ tiền lương, tiền công
Theo đó, tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14, mức giảm trừ gia cảnh được xác định như sau:
- Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
- Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là cha, mẹ được tính theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?