Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật hiện nay gồm những nội dung gì?
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật hiện nay gồm những nội dung gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 31/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật gồm những nội dung sau:
- Đơn đề nghị theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 31/2024/NĐ-CP;
- Danh sách kèm theo lý lịch khoa học theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP và bản sao văn bằng, chứng chỉ của các chuyên gia;
- Bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động giữa cơ sở kinh doanh giám định cổ vật và các chuyên gia;
- Danh mục trang thiết bị, phương tiện để thực hiện giám định.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật gồm bốn nội dung trên.
Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật hiện nay gồm những nội dung gì?
Trình tự thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật ra sao?
Căn cứ Điều 6 Nghị định 61/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Nghị định 31/2024/NĐ-CP nêu rõ thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật được thực hiện theo trình tự sau:
(1) Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính hoặc trên môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ đến người có thẩm quyền, gồm: Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở
(2) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao có trách nhiệm xem xét, quyết định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 61/2016/NĐ-CP, đồng thời báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, Cơ sở kinh doanh giám định cổ vật nộp hồ sơ Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoặc Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao và sẽ được xem xét, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật trong 15 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ.
Uỷ ban nhân dân tỉnh có quyền phạt cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định phù hợp không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 71 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP có quy định về phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử phạt đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này.
…
Theo đó tại khoản 3 Điều 64 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 4 Nghị định 129/2021/NĐ-CP, có quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
…
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
đ) Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Điều 4 Nghị định này.
Đồng thời tại khoản 2, khoản 4 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP có quy định về quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
…
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II và Chương III Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 5, 6 và 7 Điều 10; các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 10a; điểm a khoản 2, các khoản 3, 5 và 6, các điểm a, b, c và d khoản 7 Điều 14; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 21; các khoản 1, 2, 3, 4 và điểm b khoản 5 Điều 23; khoản 1 Điều 24; các Điều 30, 38, 39 và 40 Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
…
4. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh có thẩm quyền xử phạt quy định tại Chương IV Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức gấp 2 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, từ các quy định trên cho thấy nếu cơ sở giám định cổ vật nhưng không có trang thiết bị giám định phù hợp thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền phạt đối với hành vi vi phạm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng của nhà thầu nước ngoài có hết hiệu lực khi hợp đồng không còn hiệu lực không?
- Thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là ai? Thay đổi thành viên Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước khi nào?
- Thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự là gì? Thời gian không được tính vào thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự?
- Các quy định về đấu nối hệ thống thoát nước phải được thông báo cho ai? Yêu cầu đấu nối hệ thống thoát nước là gì?
- Công văn 31 về thực hiện Nghị định 178 năm 2024 giảm tối thiểu 20% công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách khi sắp xếp bộ máy?