Hồ sơ bệnh án điện tử được lưu trữ như thế nào? Vấn đề bảo mật hồ sơ điện tử được thực hiện ra sao?

Hiện nay hồ sơ bệnh án điện tử được sử dụng ngày càng rộng rãi và mang lại nhiều hiệu quả nhất định so với hồ sơ giấy. Công ty cho tôi hỏi hồ sơ bệnh án điện tử được lưu trữ như thế nào? Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng những yêu cầu nào? Vấn đề bảo mật hồ sơ điện tử được thực hiện ra sao? Câu hỏi của anh Vinh (Tiền Giang).

Hồ sơ bệnh án điện tử được lưu trữ như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo Điều 6 Thông tư 46/2018/TT-BYT, các cơ sở khám chữa bệnh được phép lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử thay cho hồ sơ bệnh án giấy khi đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử đạt mức nâng cao theo quy định tại Thông tư số 54/2017/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành bộ tiêu chí ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Thiết bị lưu trữ phải có đủ dung lượng để lưu trữ hồ sơ bệnh án điện tử đáp ứng thời gian lưu trữ hồ sơ bệnh án theo quy định tại khoản 3 Điều 59 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009.

- Hồ sơ bệnh án điện tử phải được lưu trữ dự phòng tại một cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu (data center) đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

- Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sáp nhập thì phải bàn giao dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử cho nơi sáp nhập tiếp nhận; trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh giải thể thì phải bàn giao dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp trước khi giải thể tiếp nhận.

- Định kỳ hằng tuần, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải thực hiện lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án điện tử tại một cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trữ dữ liệu (data center) đáp ứng tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng thì lưu trữ dự phòng hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tải về mẫu tóm tắt hồ sơ bệnh án mới nhất 2023: Tại Đây

Hồ sơ bệnh án

Hồ sơ bệnh án điện tử (Hình từ Internet)

Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng những yêu cầu nào?

Theo Điều 8 Thông tư 46/2018/TT-BYT, phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng những yêu cầu như sau:

- Tuân thủ các quy định về tiêu chuẩn công nghệ thông tin y tế và danh mục dùng chung trong hồ sơ bệnh án điện tử theo quy định tại Điều 14 Thông tư 46/2018/TT-BYT và Điều 15 Thông tư 46/2018/TT-BYT và quy định có liên quan của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Bảo đảm khả năng kiểm soát truy cập của người dùng (nhân viên công nghệ thông tin và nhân viên y tế) tại bất kỳ thời điểm nào, trong đó:

+ Bảo đảm khả năng xác thực người dùng và cấp quyền cho người dùng.

+ Bảo đảm quyền riêng tư, bảo mật và kiểm tra truy vết.

- Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử phải có khả năng kết xuất bản điện tử theo tập tin định dạng XML cụ thể như sau:

+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án điện tử.

+ Thông tin trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định tại Quyết định 4210/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quy định chuẩn và định dạng dữ liệu đầu ra sử dụng trong quản lý, giám định và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

+ Thông tin hồ sơ sức khỏe cá nhân theo quy định tại Quyết định 831/QĐ-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Mẫu hồ sơ quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.

- Có khả năng hiển thị trên màn hình máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác theo mẫu hồ sơ bệnh án.

- Có khả năng kết xuất ra máy in theo mẫu hồ sơ bệnh án trong trường hợp cần thiết.

- Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử phải có đầy đủ chức năng về quản lý cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, quản lý thông tin hành chính, quản lý hồ sơ bệnh án và các chức năng chi tiết quy định tại bảng VIII “Bệnh án điện tử (EMR)” Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 54/2017/TT-BYT.

Vấn đề bảo mật hồ sơ điện tử được thực hiện như thế nào theo quy định của pháp luật?

Theo Điều 10 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2023 (Có hiệu lực từ 01/01/2024) quy định như sau:

Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.

Theo quy định trên, người bệnh được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.

Trước đây, vấn đề này được tư vấn như sau:

Theo Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) quy định về quyền được bảo vệ bí mật riêng tư của người bệnh như sau:

- Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

- Thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Bên cạnh đó theo Điều 10 Thông tư 46/2018/TT-BYT, vấn đề bảo mật và tính riêng tư hồ sơ bệnh án điện tử của người bệnh được quy định như sau:

- Việc truy cập, chia sẻ thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân được thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư 46/2018/TT-BYT và các quy định liên quan khác của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có biện pháp sau đây:

+ Kiểm soát truy cập của người dùng gồm xác thực người dùng, phân quyền người dùng theo từng vai trò công việc, thiết lập khoảng thời gian giới hạn cho phép người dùng truy cập vào phần mềm.

+ Bảo vệ, ngăn chặn việc truy cập trái phép vào hồ sơ bệnh án điện tử.

+ Phương án hoặc quy trình phục hồi dữ liệu trong trường hợp có sự cố.

+ Phương án phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và loại bỏ phần mềm độc hại.

- Việc liên thông, trao đổi dữ liệu hồ sơ bệnh án điện tử giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được mã hóa trong quá trình trao đổi dữ liệu.

- Thông tin khám, chữa bệnh của người bệnh phải được mã hóa theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử có khả năng ghi vết tất cả các giao dịch, tương tác của người dùng trên phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm ngày, thời gian khi xem, nhập mới, chỉnh sửa, hủy, khôi phục dữ liệu, thông tin trong hồ sơ bệnh án điện tử.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải ban hành Quy chế về bảo mật thông tin và quyền riêng tư của người bệnh trên theo các điều đã liệt kê trên đây.

Hồ sơ bệnh án điện tử Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Hồ sơ bệnh án điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiêu chuẩn công nghệ thông tin được áp dụng cho hồ sơ bệnh án điện tử bao gồm những gì?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử được lưu trữ như thế nào? Vấn đề bảo mật hồ sơ điện tử được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử có giá trị pháp lý không? Hồ sơ bệnh án điện tử được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử phải đáp ứng các yêu cầu nào? Thời gian cập nhật hồ sơ bệnh án điện tử là bao nhiêu lâu?
Pháp luật
Thông tin định danh người bệnh trong hồ sơ bệnh án điện tử được xây dựng như thế nào? Để bảo mật và tính riêng tư của hồ sơ phải có các biện pháp nào?
Pháp luật
Phần mềm hồ sơ bệnh án điện tử phải có khả năng kết xuất bản điện tử theo tập tin định dạng nào?
Pháp luật
Nghiên cứu viên có được sao chép hồ sơ bệnh án điện tử để phục vụ cho việc nghiên cứu không? Hồ sơ áp dụng các tiêu chuẩn công nghệ thông tin nào?
Pháp luật
Hồ sơ bệnh án điện tử có bao nhiêu loại? Lộ trình thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Sinh viên được sử dụng hồ sơ bệnh án điện tử trong trường hợp nào? Nội dung của hồ sơ bệnh án điện tử gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hồ sơ bệnh án điện tử
12,154 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hồ sơ bệnh án điện tử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hồ sơ bệnh án điện tử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào