Hộ kinh doanh khi thực hiện kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau thì phải thông báo cho những cơ quan nào?
- Hộ kinh doanh khi thực hiện kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau thì phải thông báo cho những cơ quan nào?
- Hộ kinh doanh thực hiện kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì có bị xử phạt hay không?
- Những nguyên tắc khi đăng ký hộ kinh doanh theo quy định hiện nay?
Hộ kinh doanh khi thực hiện kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau thì phải thông báo cho những cơ quan nào?
Tại Điều 86 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh như sau:
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh
1. Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh là nơi hộ kinh doanh thực hiện hoạt động kinh doanh.
2. Một hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng phải chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh và phải thông báo cho Cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh đối với các địa điểm kinh doanh còn lại.
Trước đây, theo quy định tại Điều 72 Nghị định 78/2015/NĐ-CP thì chỉ hộ kinh doanh buôn chuyến, kinh doanh lưu động mới được phép kinh doanh ngoài địa điểm đã đăng ký.
Tuy nhiên, hiện nay pháp luật đã cho phép hộ kinh doanh có thể hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm và chỉ cần chọn một địa điểm để đăng ký trụ sở hộ kinh doanh.
Đối với các địa điểm kinh doanh còn lại thì hộ kinh doanh phải thực hiện thông báo cho những cơ quan sau đây:
- Cơ quan quản lý thuế nơi tiến hành hoạt động kinh doanh;
- Cơ quan quản lý thị trường nơi tiến hành hoạt động kinh doanh.
Địa điểm kinh doanh của hộ kinh doanh (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh thực hiện kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan có thẩm quyền thì có bị xử phạt hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 63 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh như sau:
Vi phạm về chế độ thông tin báo cáo của hộ kinh doanh
1 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không báo cáo tình hình kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
b) Thay đổi chủ hộ kinh doanh nhưng không gửi hồ sơ thông báo thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
c) Tạm ngừng kinh doanh, tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không gửi thông báo bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký;
d) Chuyển địa điểm kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
đ) Chấm dứt hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không thông báo hoặc không nộp lại bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện;
e) Thay đổi ngành, nghề kinh doanh nhưng không gửi thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi hộ kinh doanh đặt trụ sở chính;
g) Hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường.
Trường hợp có vi phạm pháp luật về thuế thì xử lý theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế.
Như vậy, nếu hộ kinh doanh hoạt động kinh doanh tại nhiều địa điểm nhưng không thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh, cơ quan thuế, cơ quan quản lý thị trường thì có thể sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Ngoài ra, theo khoản 2 Nghị định 122/2021/NĐ-CP thì hộ kinh doanh còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện.
Lưu ý: theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, thì mức phạt tiền quy định trên là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, cũng theo quy định này thì hộ kinh doanh khi kinh doanh tại nhiều địa điểm khác nhau thì còn cần phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.
Những nguyên tắc khi đăng ký hộ kinh doanh theo quy định hiện nay?
Tại Điều 84 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc áp dụng trong đăng ký hộ kinh doanh cụ thể như sau:
- Hộ kinh doanh, người thành lập hộ kinh doanh tự kê khai hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của người thành lập hộ kinh doanh, hộ kinh doanh.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện không giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân trong hộ kinh doanh với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác.
- Chủ hộ kinh doanh có thể ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?