Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thay đổi địa chỉ hoạt động có cần phải thông báo với Bộ Tài chính không?
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thay đổi địa chỉ hoạt động có cần phải thông báo với Bộ Tài chính không?
Trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thay đổi địa chỉ hoạt động được quy định tại khoản 2 Điều 66 Luật Kế toán 2015 như sau:
Những thay đổi phải thông báo cho Bộ Tài chính
1. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
a) Danh sách kế toán viên hành nghề tại doanh nghiệp;
b) Không bảo đảm một, một số hoặc toàn bộ các điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán quy định tại Điều 60 của Luật này;
c) Tên, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp;
d) Giám đốc hoặc tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ vốn góp của các thành viên;
đ) Tạm ngừng kinh doanh dịch vụ kế toán;
e) Thành lập, chấm dứt hoạt động hoặc thay đổi tên, địa chỉ trụ sở chi nhánh kinh doanh dịch vụ kế toán;
g) Thực hiện việc chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi, giải thể.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có thay đổi về một trong các nội dung sau đây, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính:
a) Danh sách kế toán viên hành nghề;
b) Tên, địa chỉ của hộ kinh doanh;
c) Tạm ngừng hoặc chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán.
Theo quy định, trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thay đổi tên, địa chỉ của hộ kinh doanh thì phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
Như vậy, nếu chị muốn thay đổi địa chỉ hoạt động của hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày thay đổi địa chỉ, chị phải thông báo bằng văn bản cho Bộ Tài chính.
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán thay đổi địa chỉ hoạt động có cần phải thông báo với Bộ Tài chính không? (Hình từ Internet)
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi nào?
Trường hợp đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán được quy định tại khoản 4 Điều 69 Luật Kế toán 2015 như sau:
Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán, Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán
...
3. Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán bị thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán, kể từ ngày quyết định thu hồi có hiệu lực thi hành.
4. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
5. Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không kinh doanh dịch vụ kế toán trong 12 tháng liên tục;
b) Không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ;
c) Tự chấm dứt kinh doanh dịch vụ kế toán;
d) Làm sai lệch hoặc thông đồng, móc nối để làm sai lệch tài liệu kế toán, báo cáo tài chính và cung cấp thông tin, số liệu báo cáo sai sự thật;
đ) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh;
e) Tất cả kế toán viên hành nghề trong cùng hộ kinh doanh bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán.
...
Như vậy, theo quy định, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có thể bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kế toán khi có sai phạm về chuyên môn hoặc vi phạm chuẩn mực kế toán, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán gây hậu quả nghiêm trọng hoặc có khả năng thực tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Lưu ý: Trường hợp hộ kinh doanh dịch vụ kế toán không khắc phục được các sai phạm hoặc vi phạm nói trên trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày bị đình chỉ kinh doanh thì có thể phải chấm dứt việc kinh doanh dịch vụ kế toán.
Hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có trách nhiệm gì khi cung cấp dịch vụ kế toán?
Theo quy định tại Điều 67 Luật Kế toán 2015 thì khi cung cấp dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán có trách nhiệm:
- Thực hiện công việc kế toán liên quan đến nội dung dịch vụ kế toán thỏa thuận trong hợp đồng.
- Tuân thủ pháp luật về kế toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán.
- Chịu trách nhiệm trước khách hàng và trước pháp luật về nội dung dịch vụ kế toán đã cung cấp và phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
- Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm, thực hiện chương trình cập nhật kiến thức hàng năm theo quy định của Bộ Tài chính.
- Tuân thủ sự quản lý nghề nghiệp và kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán của Bộ Tài chính hoặc của tổ chức nghề nghiệp về kế toán được Bộ Tài chính ủy quyền.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp theo quy định của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa chỉ Website Cổng thông tin doanh nghiệp là gì? Báo cáo công bố thông tin được duy trì trên Cổng thông tin doanh nghiệp mấy năm?
- Tranh chấp đất đai mà các bên có Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan nào giải quyết?
- Giám sát hải quan được thực hiện trên cơ sở nào? Thời gian giám sát hải quan của hàng hóa nhập khẩu là bao lâu?
- Điểm tiêu chí người nộp thuế đánh giá hài lòng trong giải quyết hồ sơ TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là gì? Quản lý rủi ro gồm các hoạt động nào?