Hộ khẩu thường trú ở Gia Lai nhưng muốn thực hiện chứng thực chữ ký tại TP. Hồ Chí Minh thì có được không?
04 trường hợp nào không được chứng thực chữ ký theo quy định mới nhất hiện nay?
Theo Điều 25 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về trường hợp không được chứng thực chữ ký cụ thể như sau:
"Điều 25. Trường hợp không được chứng thực chữ ký
1. Tại thời điểm chứng thực, người yêu cầu chứng thực chữ ký không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.
2. Người yêu cầu chứng thực chữ ký xuất trình Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu không còn giá trị sử dụng hoặc giả mạo.
3. Giấy tờ, văn bản mà người yêu cầu chứng thực ký vào có nội dung quy định tại Khoản 4 Điều 22 của Nghị định này.
4. Giấy tờ, văn bản có nội dung là hợp đồng, giao dịch, trừ các trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 4 Điều 24 của Nghị định này hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác."
Như vậy, khi thuộc một trong các trường hợp quy định trên đây thì sẽ không được chứng thực chữ ký.
Có phải chứng thực chữ ký tại nơi đăng ký thường trú không?
Hộ khẩu thường trú ở Gia Lai nhưng thực hiện chứng thực chữ ký tại TP. Hồ Chí Minh thì có được không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
"5. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản, chứng thực di chúc quy định tại Điều này không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực."
Ngoài ra, tại Điều 8 Nghị định 23/2015/NĐ-CP có quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực cụ thể như sau:
"Điều 8. Quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực
1. Người yêu cầu chứng thực có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện nhất, trừ trường hợp quy định tại Khoản 6 Điều 5 của Nghị định này. Trong trường hợp bị từ chối chứng thực thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức từ chối giải thích rõ lý do bằng văn bản hoặc khiếu nại theo quy định của pháp luật.
2. Người yêu cầu chứng thực phải chịu trách nhiệm về nội dung, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ, văn bản mà mình yêu cầu chứng thực hoặc xuất trình khi làm thủ tục chứng thực theo quy định của Nghị định này."
Như vậy, theo quy định nêu trên, việc chứng thực chữ ký sẽ không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực. Do đó, bạn có thể lựa chọn bất kỳ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nào thuận tiện, gần mình nhất để thực hiện.
Có thể thực hiện chứng thực chữ ký tại những cơ quan nào?
Theo khoản 1, 2, 3 và khoản 4 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định về thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực như sau:
"Điều 5. Thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực
1. Phòng Tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Phòng Tư pháp) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
c) Chứng thực chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
đ) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện chứng thực các việc quy định tại Khoản này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng Tư pháp.
2. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có thẩm quyền và trách nhiệm:
a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
b) Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
d) Chứng thực hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
đ) Chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
e) Chứng thực di chúc;
g) Chứng thực văn bản từ chối nhận di sản;
h) Chứng thực văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản quy định tại các Điểm c, d và đ Khoản này.
Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện ký chứng thực và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi chung là Cơ quan đại diện) có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại các Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này. Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự ký chứng thực và đóng dấu của Cơ quan đại diện.
4. Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm chứng thực các việc quy định tại Điểm a Khoản 1, Điểm b Khoản 2 Điều này, ký chứng thực và đóng dấu của Phòng công chứng, Văn phòng công chứng (sau đây gọi chung là tổ chức hành nghề công chứng).
Như vậy, bạn có thể thực hiện chứng thực chữ ký tại Phòng Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp xã, Phòng công chứng, Văn phòng công chứng hoặc Cơ quan đại diện theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ từ thiện là mẫu nào? Hướng dẫn viết mẫu cam kết tài sản đóng góp thành lập quỹ?
- Tổng hợp mẫu đơn xin gia nhập công đoàn mới nhất? Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam theo Hướng dẫn 03 thế nào?
- Lời chúc Tết Cha xứ ngắn gọn 2025? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 chính thức? Tết Âm lịch 2025 có tổ chức bắn pháo hoa không?
- Khai bút đầu năm là gì? Mẫu câu khai bút đầu năm may mắn? Chữ viết dùng trong cơ sở giáo dục là gì?
- Điểm bắn pháo hoa Đà Lạt giao thừa Tết Nguyên Đán 2025? Bắn pháo hoa Đà Lạt Tết Âm lịch 2025 mấy giờ?