Hộ gia đình ở nông thôn sau khi đã phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định nhưng sau đó lại phát sinh thêm chất thải rắn thì phải làm sao?

Cho tôi hỏi là: Hộ gia đình ở nông thôn sau khi đã phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định nhưng sau đó lại phát sinh thêm chất thải rắn mới thì phải làm sao? Thắc mắc của anh H.H ở Bình Dương.

Hộ gia đình ở nông thôn sau khi đã phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định nhưng sau đó lại phát sinh thêm chất thải rắn thì phải làm sao?

Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020, theo đó:

Phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải rắn sinh hoạt
1. Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân được phân loại theo nguyên tắc như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế;
b) Chất thải thực phẩm;
c) Chất thải rắn sinh hoạt khác.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân loại cụ thể chất thải rắn sinh hoạt quy định tại điểm c khoản 1 Điều này trên địa bàn theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường; có chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân.
3. Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này vào các bao bì để chuyển giao như sau:
a) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
b) Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể được sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi.
4. Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện quản lý như sau:
a) Khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi;
b) Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
c) Chất thải thực phẩm không thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này phải được chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;
d) Chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Theo quy định thì hộ gia đình ở nông thôn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt sau khi thực hiện phân loại thì khuyến khích tận dụng tối đa chất thải thực phẩm để làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi; chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt;...

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt (Hình từ Internet)

Hộ gia đình ở nông thôn sau khi đã phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định thì chất thải được tập kết ở đâu, như thế nào?

Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt được quy định tại Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường 2020, theo đó:

Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt
1. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.
2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Theo đó, hộ gia đình ở nông thôn sau khi đã phân loại chất thải rắn sinh hoạt thì chất thải này sẽ được đưa đến các điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.

Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Xử lý chất thải rắn sinh hoạt của các hộ gia đình ở nông thôn bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp có phải đang dần được hạn chế không?

Lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp được quy định tại Điều 60 Nghị định 08/2022/NĐ-CP, theo đó:

Lộ trình hạn chế xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng công nghệ chôn lấp trực tiếp
1. Công nghệ chôn lấp trực tiếp là việc chôn lấp chất thải trực tiếp trong bãi chôn lấp theo quy định mà chưa qua xử lý bằng các biện pháp khác.
2. Các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi đầu tư mới hoặc đưa vào vận hành các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; bảo đảm giảm dần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp đáp ứng mục tiêu về quản lý tổng hợp chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ quy định trong từng thời kỳ phát triển.

Theo đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi đầu tư mới hoặc đưa vào vận hành các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt ưu tiên đầu tư công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường; bảo đảm giảm dần tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt được xử lý bằng phương pháp chôn lấp trực tiếp.

Chất thải rắn sinh hoạt
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn phải thực hiện phân loại, quản lý chất thải rắn sinh hoạt như thế nào?
Pháp luật
Nguyên tắc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình là gì? Nếu vi phạm quy định phân loại chất thải rắn sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Hộ gia đình không phân loại chất thải rắn từ sinh hoạt thì bị phạt bao nhiêu tiền? Hộ gia đình có trách nhiệm gì trong việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt?
Pháp luật
Hộ gia đình không phân loại mà đốt chất thải rắn sinh hoạt thì có vi phạm pháp luật? Chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình được phân loại ra sao?
Pháp luật
Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ các hộ gia đình được phân thành những loại nào theo quy định?
Pháp luật
Việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt từ hộ gia đình được thực hiện dựa trên các nguyên tắc nào?
Pháp luật
Hộ gia đình ở nông thôn sau khi đã phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định nhưng sau đó lại phát sinh thêm chất thải rắn thì phải làm sao?
Pháp luật
Bao bì đựng chất thải thực phẩm có màu gì? Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có được quy định màu sắc khác cho bao bì đựng các loại chất thải rắn sinh hoạt hay không?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân có được xác định quy mô tiếp nhận chất thải rắn sinh hoạt tại trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hay không?
Pháp luật
Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có bắt buộc phải vệ sinh, phun xịt khử mùi trước khi ra khỏi khu vực trạm trung chuyển hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chất thải rắn sinh hoạt
463 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chất thải rắn sinh hoạt

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chất thải rắn sinh hoạt

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào