Hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay không có tài sản bảo đảm để phát triển nông nghiệp được vay tối đa là bao nhiêu?
- Hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay không có tài sản bảo đảm để phát triển nông nghiệp được vay tối đa là bao nhiêu?
- Lãi suất cho vay để phát triển nông nghiệp của tổ chức tín dụng và hộ gia đình cư trú tại nông thôn được quy định như thế nào?
- Nguồn cho vay của tổ chức tín dụng cho hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay để phát triển nông nghiệp đến từ đâu?
Hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay không có tài sản bảo đảm để phát triển nông nghiệp được vay tối đa là bao nhiêu?
Hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay không có tài sản bảo đảm để phát triển nông nghiệp được vay tối đa là bao nhiêu, thì theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Nghị định 55/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 116/2018/NĐ-CP như sau:
Cơ chế bảo đảm tiền vay
1. Tổ chức tín dụng được xem xét cho khách hàng vay trên cơ sở có bảo đảm hoặc không có bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật.
2. Cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chủ trang trại được tổ chức tín dụng cho vay không có tài sản bảo đảm theo các mức như sau:
a) Tối đa 100 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú ngoài khu vực nông thôn có hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp (trừ trường hợp nêu tại điểm c khoản 2 Điều này;
b) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình cư trú tại địa bàn nông thôn;
c) Tối đa 200 triệu đồng đối với cá nhân, hộ gia đình đầu tư cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm;
d) Tối đa 300 triệu đồng đối với tổ hợp tác và hộ kinh doanh;
đ) Tối đa 500 triệu đồng đối với hộ nuôi trồng thủy sản, hộ khai thác hải sản xa bờ có ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với tổ chức chế biến và xuất khẩu trực tiếp;
e) Tối đa 01 tỷ đồng đối với hợp tác xã, chủ trang trại hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp;
g) Tối đa 02 tỷ đồng đối với hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ; các chủ trang trại nuôi trồng thủy sản; liên hiệp hợp tác xã hoạt động trên địa bàn nông thôn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp không bao gồm các đối tượng thuộc Điểm h Khoản 2 Điều này;
h) Tối đa 03 tỷ đồng đối với liên hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản hoặc khai thác hải sản xa bờ, cung cấp dịch vụ phục vụ khai thác hải sản xa bờ.
3. Các đối tượng khách hàng được vay không có tài sản bảo đảm quy định tại Khoản 2 Điều này phải nộp cho tổ chức tín dụng cho vay giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đối với các đối tượng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) hoặc giấy xác nhận chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và đất không có tranh chấp do Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay không có tài sản bảo đảm để phát triển nông nghiệp được vay tối đa là 200 triệu đồng.
Hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay không có tài sản bảo đảm để phát triển nông nghiệp được vay tối đa là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Lãi suất cho vay để phát triển nông nghiệp của tổ chức tín dụng và hộ gia đình cư trú tại nông thôn được quy định như thế nào?
Lãi suất cho vay để phát triển nông nghiệp của tổ chức tín dụng và hộ gia đình cư trú tại nông thôn được quy định tại Điều 10 Nghị định 55/2015/NĐ-CP như sau:
Lãi suất cho vay
1. Lãi suất cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn do khách hàng và tổ chức tín dụng thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
2. Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
3. Những khoản cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn từ nguồn vốn của Chính phủ hoặc các tổ chức, cá nhân ủy thác thì mức lãi suất được thực hiện theo quy định của Chính phủ hoặc theo thỏa thuận với bên ủy thác.
Như vậy, theo quy định trên thì lãi suất cho vay để phát triển nông nghiệp của tổ chức tín dụng và hộ gia đình cư trú tại nông thôn được thỏa thuận phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong từng thời kỳ.
Trường hợp các chương trình tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ thì mức lãi suất và phương thức hỗ trợ thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Nguồn cho vay của tổ chức tín dụng cho hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay để phát triển nông nghiệp đến từ đâu?
Nguồn cho vay của tổ chức tín dụng cho hộ gia đình cư trú tại nông thôn vay để phát triển nông nghiệp được quy định tại Điều 7 Nghị định 55/2015/NĐ-CP như sau:
- Nguồn vốn tự có và huy động của các tổ chức tín dụng theo quy định.
- Vốn vay, vốn nhận tài trợ, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
- Nguồn vốn ủy thác của Chính phủ để cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
- Nguồn vốn hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thông qua việc sử dụng các công cụ điều hành chính sách tiền tệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?