Hộ gia đình có được phép sử dụng hè phố để giữ xe đám tang hay không? Điều kiện để sử dụng hè phố để làm điểm giữ xe đám tang như thế nào?

Cho tôi hỏi hộ gia đình có đám tang nhưng không có đủ khu vực để làm điểm giữ xe thì có thể sử dụng một phần hè phố để làm điểm giữ xe không? Điều kiện để sử dụng là gì và cơ quan nào có thẩm quyền cho phép nếu được sử dụng? Câu hỏi của anh Hoàng Minh từ Cà Mau

Hộ gia đình có được phép sử dụng hè phố để làm điểm giữ xe đám tang hay không?

Hộ gia đình có được phép sử dụng hè phố để làm điểm giữ xe đám tang hay không?

Hộ gia đình có được phép sử dụng hè phố để làm điểm giữ xe đám tang hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ khoản 2 Điều 25a Nghị định 11/2010/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về trường hợp được sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông như sau:

Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
...
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau.
...

Theo đó, hộ gia đình có thể sử dụng một phần hè phố để tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ.

Hộ gia đình muốn sử dụng hè phố để là điểm giữ xe đám tang cần đảm bảo những điều kiện nào?

Căn cứ khoản 1 và khoản 3 Điều 25a Nghị định 11/2010/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về điều kiện để sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông như sau:

Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
...
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng c phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét;
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

Như vậy, hộ gia đình muốn sử dụng một phần hè phố để là điểm giữ xe đám tang cần đáp ứng các điều kiện sau:

- Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

- Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông phải đảm bảo phần hè phố còn lại dành cho người đi bộ có bề rộng tối thiểu đạt 1,5 mét.

- Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp được phép sử dụng tạm thời.

Hộ gia đình cần thông báo với cơ quan có thẩm quyền nào trước khi sử dụng hè phố là điểm giữ xe đám tang?

Căn cứ khoản 4 Điều 25a Nghị định 11/2010/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về việc xin phép sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông như sau:

Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông
...
4. Đối với trường hợp sử dụng hè phố quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2 Điều này, hộ gia đình phải thông báo với Ủy ban nhân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố. Đối với các trường hợp quy định tại các Điểm a, d, đ Khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thủ tục hành chính về cho phép sử dụng tạm thời hè phố.

Theo đó, hộ gia đình trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố làm điểm giữ xe đám tang cần phải thông báo với Ủy ban nhân dân phường, xã sở tại trước khi sử dụng tạm thời một phần hè phố làm điểm giữ xe.

Trường hợp đang sử dụng một phần hè phố là điểm giữ xe nhưng không còn đáp ứng đủ điều kiện thì có được phép sử dụng nữa không?

Căn cứ Điều 25d Nghị định 11/2010/NĐ-CP (bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP) quy định về việc Xử lý các trường hợp đã được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố như sau:

Xử lý các trường hợp đã được cấp phép sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố
1. Trường hợp đáp ứng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25a, Khoản 2, Khoản 3 Điều 25b và Khoản 2 Điều 25c Nghị định này, được phép tiếp tục sử dụng, khi hết thời hạn được phép sử dụng phải thực hiện lại thủ tục xin cấp phép.
2. Trường hợp không đáp ứng quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 25a, Khoản 2, Khoản 3 Điều 25b và Khoản 2 Điều 25c Nghị định này, được phép tiếp tục sử dụng không quá 30 ngày, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực, sau đó phải hoàn trả đúng hiện trạng ban đầu của lòng đường, hè phố để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.".

Theo quy định, trường hợp không còn đáp ứng các điều kiện quy định thì được phép tiếp tục sử dụng không quá 30 ngày, kể từ ngày Nghị định 100/2013/NĐ-CP có hiệu lực, sau đó phải hoàn trả đúng hiện trạng ban đầu của lòng đường, hè phố để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Tuy nhiên đây chỉ áp dụng đối với các trường hợp trước khi Nghị định 100/2013/NĐ-CP ban hành. Có thể hiểu nếu không còn đáp ứng các điều kiện về việc tạm thời sử dụng tạm thời một phần thì phải dừng lại hoạt động và hoàn trả đúng hiện trạng ban đầu của lòng đường, hè phố để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

Lấn chiếm vỉa hè
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Để xe lấn chiếm vỉa hè, khách hay chủ quán phải nộp phạt?
Pháp luật
Buôn bán lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường có phải hành vi vi phạm pháp luật không? Mức xử phạt đối với hành vi lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường như thế nào?
Pháp luật
Người dân có được tận dụng 'vỉa hè ven hồ' để buôn bán không? Hành vi này có phải là lấn chiếm vỉa hè?
Pháp luật
Bán quần áo trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bày bán quần áo trên vỉa hè bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Buôn bán rau củ quả trái phép trên hè phố thì bị phạt thế nào? Có bị tịch thu hàng hóa bày bán không?
Pháp luật
Bán cà phê trên vỉa hè có vi phạm pháp luật không? Đẩy xe bán cà phê trên vỉa hè người dân có phải nộp thuế cho Nhà nước không?
Pháp luật
Lấn chiếm vỉa hè làm bãi giữ xe trước cổng chùa có bị xử phạt hành chính không? Nếu có thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Lấn chiếm vỉa hè, lấn chiếm lòng đường để có chỗ họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống sẽ bị xử phạt tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Trường hợp nào lấn chiếm vỉa hè, lấn chiếm lòng đường sẽ bị phạt tiền tối đa? Ngoài phạt tiền còn áp dụng hình thức xử lý nào?
Pháp luật
Có được lấn chiếm vỉa hè để bán chậu mai, chậu quất vào dịp Tết nguyên đán không? Mức xử phạt hành vi này được quy định ra sao?
Pháp luật
Bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ bị xử lý ra sao? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi bán hàng rong lấn chiếm vỉa hè đường bộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lấn chiếm vỉa hè
1,430 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lấn chiếm vỉa hè

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Lấn chiếm vỉa hè

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào