Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được quy định như thế nào theo quy định?
- Mục tiêu và nội dung giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
- Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được quy định như thế nào theo quy định?
- Hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng chiếm bao nhiêu điểm trong bảng tham khảo đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường?
Mục tiêu và nội dung giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì:
Mục tiêu giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học như sau:
Giúp cho học sinh tiểu học hiểu được về tháp dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng lành mạnh, biết cách nhận biết các thực phẩm không lành mạnh, không an toàn đối với sức khỏe, ăn uống đa dạng, tăng cường ăn rau và trái cây, cách đọc nhãn mác thực phẩm.
Nội dung giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học:
- Học sinh lớp 1 và lớp 2 có thể hiểu biết về vai trò của từng loại thực phẩm thuộc từng tầng của tháp dinh dưỡng, nhận biết tên các loại thực phẩm trong các món ăn tại trường và ở nhà. Ăn đầy đủ 6 nhóm thực phẩm, khuyến khích trẻ tăng cường ăn rau, trái cây và sử dụng các thực phẩm lành mạnh.
- Học sinh lớp 3 đến lớp 5 có thể hiểu biết về vai trò của từng loại thực phẩm thuộc từng tầng của tháp dinh dưỡng, nhận biết tên các loại thực phẩm trong các món ăn tại trường và ở nhà. Ăn đầy đủ 6 nhóm thực phẩm, khuyến khích trẻ tăng cường ăn rau, trái cây và sử dụng các thực phẩm lành mạnh. Số lượng thực phẩm nên ăn theo đơn vị ăn của từng tầng của tháp dinh dưỡng. Nhận biết các thực phẩm không lành mạnh ở tầng thực phẩm về đường, muối, chất béo. Biết cách nhận biết thực phẩm ôi thiu, không an toàn và biết đọc nhãn mác thực phẩm.
Ngoài ra, các chủ đề trong giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học bao gồm:
- Chủ đề 1: Chế độ dinh dưỡng lành mạnh, từ tháp dinh dưỡng đến bữa ăn;
- Chủ đề 2: Năng lượng từ ngũ cốc, khoai củ và sản phẩm chế biến;
- Chủ đề 3: Rau củ và trái cây tốt cho sức khỏe;
- Chủ đề 4: Thực phẩm giàu chất đạm giúp cao lớn, khỏe mạnh;
- Chủ đề 5: Sữa và chế phẩm sữa tốt cho sức khỏe;
- Chủ đề 6: Hạn chế chất béo, đường và muối;
- Chủ đề 7: Lựa chọn thực phẩm an toàn và lành mạnh, đặc biệt khi ăn ở ngoài;
- Chủ đề 8: Đọc kỹ nhãn mác thực phẩm giúp lựa chọn thực phẩm có lợi cho sức khỏe;
- Chủ đề 9: Phòng chống suy dinh dưỡng và thừa cân béo phì;
- Chủ đề 10: Vi chất dinh dưỡng với sức khỏe;
- Chủ đề 11: Ôn tập.
Mục tiêu và nội dung giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học được quy định như thế nào theo quy định?
Căn cứ tại tiểu mục 2.3 Mục 2 Phần 2 Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 thì:
Hình thức tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho học sinh tiểu học như sau:
- Giáo dục dinh dưỡng được thực hiện trong 5-10 phút vào giờ sinh hoạt cuối tuần, trong các hoạt động trải nghiệm của học sinh.
- Lồng ghép trong các môn học, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, hội thi, các hình thức truyền thông mới để thu hút nhiều học sinh tham gia.
- Các bài giảng giáo dục dinh dưỡng được biên soạn dưới dạng bài giảng trình chiếu để học sinh dễ đọc, dễ học và dễ hiểu.
- Giáo dục dinh dưỡng cho học sinh có thể lồng ghép trong quá trình học sinh tham gia các hoạt động tổ chức bữa ăn như nhận khay, xếp hàng nhận thức ăn, loại bỏ thức ăn thừa, trả khay thức ăn....
Hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng chiếm bao nhiêu điểm trong bảng tham khảo đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường?
Căn cứ tại Phụ lục 1 Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022 về Bảng tham khải cách đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường học như sau:
Như vậy, Hoạt động truyền thông, giáo dục dinh dưỡng chiếm tổng cộng 06/100 điểm trong bảng tham khảo đánh giá công tác tổ chức bữa ăn học đường tại trường học.
Ngoài ra, theo Phần I Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định 2195/QĐ-BGDĐT năm 2022) thì bữa ăn học đường hay bữa ăn ở trường học là bữa ăn được chuẩn bị để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho các em học sinh ở trường học.
Bữa ăn học đường có thể là bữa ăn sáng, bữa ăn trưa, bữa chiều và các bữa phụ (bữa xế) vào giữa sáng hoặc giữa chiều. Số lượng các bữa ăn học đường thay đổi tùy theo loại hình tổ chức bán trú, nội trú và cấp học.
Vai trò bữa ăn học đường đối với sức khỏe học sinh như sau:
- Cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho học sinh đáp ứng nhu cầu hoạt động học tập và vận động, phát triển thể lực và trí lực theo lứa tuổi.
- Cung cấp, bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm cho các đối tượng học sinh trong diện chính sách được miễn phí bữa ăn học đường giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh, đủ sức khỏe để học tập.
- Hình thành thói quen ăn uống khoa học, có lợi cho sức khỏe ở học sinh.
- Hỗ trợ kiểm soát các bệnh liên quan đến dinh dưỡng gồm suy dinh dưỡng, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, thừa cân béo phì...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?