Hiệu trưởng có phải là người đứng đầu Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp hay không? Phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
- Hiệu trưởng có phải là người đứng đầu Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp hay không?
- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải có năng lực, hiểu biết về những lĩnh vực nào?
- Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
Hiệu trưởng có phải là người đứng đầu Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp hay không?
Theo Mục 1 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Vị trí, chức danh
Chức danh Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ (Hiệu trưởng) là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ; có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ đào tạo trung cấp luật và nghiên cứu khoa học pháp lý phục vụ quản lý nhà nước của Bộ; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng, trước cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trước cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương nơi Trường đặt trụ sở và trước pháp luật về chức trách, nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp là chức vụ lãnh đạo, quản lý và là người đứng đầu Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp.
Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải có năng lực, hiểu biết về những lĩnh vực nào?
Theo Mục 3 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Tiêu chuẩn về năng lực, hiểu biết
a) Nắm vững và có năng lực tham mưu, tổ chức, lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
b) Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, chương trình đào tạo trung cấp luật, nghiên cứu khoa học và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo trung cấp luật; có khả năng viết bài giảng, chuyên đề phục vụ tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và giảng dạy trung cấp luật;
c) Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quy tụ, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
d) Nắm vững các nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và của các cơ quan, địa phương có mối liên hệ công tác; có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý;
đ) Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; có khả năng nghiên cứu và hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi công tác.
Theo đó, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải có năng lực, hiểu biết về những lĩnh vực sau đây:
- Nắm vững và có năng lực tham mưu, tổ chức, lãnh đạo, quản lý thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách và pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ được giao;
- Có khả năng lãnh đạo, chỉ đạo, xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, quy hoạch, kế hoạch, chương trình đào tạo trung cấp luật, nghiên cứu khoa học và đề xuất các giải pháp, phương pháp thực hiện nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo trung cấp luật; có khả năng viết bài giảng, chuyên đề phục vụ tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và giảng dạy trung cấp luật;
- Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, quy tụ, đoàn kết công chức, viên chức và người lao động trong đơn vị và phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
- Nắm vững các nguyên tắc tổ chức, quy chế làm việc của Bộ Tư pháp và của các cơ quan, địa phương có mối liên hệ công tác; có kiến thức về khoa học lãnh đạo, quản lý;
- Có tư duy đổi mới, phương pháp làm việc khoa học; có năng lực tổng hợp, phân tích và dự báo; có khả năng nghiên cứu và hiểu biết về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng và đối ngoại của Nhà nước liên quan đến ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi công tác.
Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì về trình độ và kinh nghiệm công tác?
Theo Mục 4 Phụ lục 7 ban hành kèm theo Quyết định 1066/QĐ-BTP năm 2018 như sau:
Tiêu chuẩn về trình độ, kinh nghiệm công tác
a) Có trình độ thạc sĩ luật trở lên;
b) Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên, viên chính hoặc, tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng II;
c) Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
d) Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
đ) Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
e) Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
g) Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
h) Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
i) Có kinh nghiệm công tác theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Điều lệ trường trung cấp và các văn bản có liên quan.
Theo đó, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây về trình độ và kinh nghiệm công tác:
- Có trình độ thạc sĩ luật trở lên;
- Đã được bổ nhiệm ngạch chuyên, viên chính hoặc, tương đương hoặc chức danh nghề nghiệp hạng 2;
- Đã tốt nghiệp chương trình quản lý hành chính nhà nước ngạch chuyên viên chính hoặc tương đương;
- Đã tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hoặc tương đương;
- Đã qua đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý giáo dục nghề nghiệp;
- Có chứng chỉ bồi dưỡng lãnh đạo cấp vụ hoặc cấp sở;
- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 trở lên khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định hiện hành của Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Có kinh nghiệm công tác theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; Điều lệ trường trung cấp và các văn bản có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 loại trung tâm sát hạch lái xe theo Nghị định 160/2024 ra sao? Thủ tục cấp lại giấy phép sát hạch của trung tâm sát hạch lái xe ra sao?
- Người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ gây tai nạn giao thông từ năm 2025 bị xử phạt bao nhiêu?
- Quá tốc độ từ 10 đến 20 phạt bao nhiêu năm 2025? Tổng hợp mức phạt chạy quá tốc độ của ô tô, xe máy năm 2025 theo Nghị định 168?
- Điều kiện hưởng chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với cán bộ thôi việc, nghỉ hưu theo nguyện vọng theo Nghị định 177/2024 ra sao?
- Ai có trách nhiệm lập danh mục các cụm công nghiệp không có hệ thống thu gom, thoát nước và xử lý nước thải tập trung?