Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm? Hiệu trưởng có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
Theo khoản 2 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2359/QĐ-BGDĐT năm 2011 như sau:
Bổ nhiệm và miễn nhiệm Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng.
3. Thủ tục và quy trình bổ nhiệm, miễn nhiệm Hiệu trưởng thực hiện theo quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm? Hiệu trưởng có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2359/QĐ-BGDĐT năm 2011 như sau:
Bổ nhiệm và miễn nhiệm Hiệu trưởng
1. Hiệu trưởng được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
...
Theo đó, Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh được bổ nhiệm và bổ nhiệm lại theo nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ là 5 năm và không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh có nhiệm vụ gì đối với tài chính và tài sản của trường?
Theo khoản 4 Điều 8 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 2359/QĐ-BGDĐT năm 2011 như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hiệu trưởng
...
3. Về hoạt động khoa học và công nghệ
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động khoa học và công nghệ của Trường và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền;
b) Tổ chức thực hiện và tham gia quản lý các đề tài nghiên cứu khoa học theo sự phê duyệt và phân công của cấp có thẩm quyền;
c) Xét duyệt, quản lý và nghiệm thu các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc thẩm quyền của Trường;
d) Xây dựng, tổ chức, quản lý các nguồn thông tin khoa học công nghệ và các dịch vụ khoa học công nghệ thuộc thẩm quyền của Trường.
4. Về tài chính và tài sản
a) Là chủ tài khoản của Trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Trường;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản của Trường tại các điều liên quan của Quy chế này và các quy định về lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách tài chính đối với công chức, viên chức và người học của Trường;
c) Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phục vụ hoạt động của Trường theo quy định hiện hành;
d) Thực hiện việc quyết định đầu tư và quản lý các dự án từ ngân sách Nhà nước theo sự phân cấp của cấp có thẩm quyền, theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành;
đ) Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tư và phê duyệt các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tài sản theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
...
Theo đó, đối với tài chính và tài sản của Trường, Hiệu trưởng Trường Cán bộ quản lý giáo dục thành phố Hồ Chí Minh có những nhiệm vụ như sau:
- Là chủ tài khoản của Trường, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ công tác quản lý tài chính và tài sản của Trường;
- Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các quy định về quản lý tài chính, tài sản của Trường tại các điều liên quan của Quy chế này và các quy định về lao động, tiền lương, tiền công, học bổng, học phí, trợ cấp xã hội, các chế độ chính sách tài chính đối với công chức, viên chức và người học của Trường;
- Quyết định mức chi quản lý, chi nghiệp vụ phục vụ hoạt động của Trường theo quy định hiện hành;
- Thực hiện việc quyết định đầu tư và quản lý các dự án từ ngân sách Nhà nước theo sự phân cấp của cấp có thẩm quyền, theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành;
- Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch phát triển Nhà trường đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Hiệu trưởng chịu trách nhiệm xem xét, quyết định đầu tư và phê duyệt các dự án, thủ tục xây dựng cơ bản, mua sắm, thanh lý tài sản theo đúng thẩm quyền và quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?