Hiểu thế nào về nước thải và chất thải rắn theo quy định của pháp luật? Đối với nước thải và chất thải rắn pháp luật yêu cầu ra sao?
Nước thải và chất thải rắn được hiểu như thế nào?
Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP định nghĩa nước thải như sau:
"9. Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác."
Theo khoản 10 Điều 3 Nghị định 08/2022/NĐ-CP định nghĩa chất thải rắn như sau:
"10. Chất thải rắn thông thường là chất thải rắn không thuộc danh mục chất thải nguy hại và không thuộc danh mục chất thải công nghiệp phải kiểm soát có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại."
Trên đây là 2 khái niệm về nước thải và chất thải rắn, anh/chị có thể tham khảo tránh trường hợp bị hiểu nhầm 2 loại này là một.
Chất thải rắn được nhà nước yêu cầu quản lý như thế nào để bảo vệ môi trường?
Căn cứ theo Điều 56 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định yêu cầu cầu chung về quản lý chất thải rắn như sau:
Việc phòng ngừa, giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và một số quy định cụ thể sau:
- Sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phải được quản lý để giảm khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường theo tiêu chí của kinh tế tuần hoàn quy định tại Điều 138 Nghị định này.
- Giảm thiểu chất thải rắn phát sinh thông qua việc áp dụng các giải pháp tăng hiệu quả sản xuất hoặc hiệu quả sử dụng sản phẩm.
- Việc sử dụng sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn phát sinh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tiêu dùng phải theo nguyên tắc tận dụng tối đa giá trị của sản phẩm thải bỏ, chất thải rắn thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Tái sử dụng sản phẩm thải bỏ;
+ Sửa chữa, bảo dưỡng, bảo trì hoặc nâng cấp sản phẩm bị lỗi, sản phẩm cũ để kéo dài thời gian sử dụng;
+ Tận dụng thành phần, linh kiện của sản phẩm thải bỏ;
+ Tái chế chất thải rắn để thu hồi nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất theo quy định của pháp luật;
+ Xử lý chất thải rắn kết hợp thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật;
+ Chôn lấp chất thải rắn theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích áp dụng giải pháp chuyển đổi số, phát triển và ứng dụng mô hình kinh doanh dựa trên nền tảng số để thúc đẩy giảm thiểu phát sinh, tái sử dụng, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn.
- Việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện theo quy định của Nghị định này về thu gom, vận chuyển chất thải ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
Bảo vệ môi trường về nước thải và chất thải rắn
Nước thải được nhà nước yêu cầu quản lý như thế nào để bảo vệ môi trường?
Tại Điều 57 Nghị định 08/2022/NĐ-CP quy định yêu cầu chung về quản lý nước thải như sau:
Việc phòng ngừa, giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng và xử lý nước thải phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 2 Điều 72 Luật Bảo vệ môi trường 2020 và một số quy định cụ thể sau:
- Nước thải phải được quản lý để giảm khai thác, tăng cường hiệu quả sử dụng tài nguyên nước, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Sử dụng tối đa giá trị của nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt thông qua việc áp dụng các giải pháp theo thứ tự ưu tiên sau:
+ Xử lý và tái sử dụng nước thải trực tiếp cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật;
+ Xử lý và chuyển giao để tái sử dụng nước thải cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
+ Chuyển giao cho đơn vị khác để xử lý, tái sử dụng theo quy định của pháp luật;
+ Xử lý, xả thải nước thải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.
- Công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải là một phần của hệ thống xử lý nước thải nhằm bảo đảm không xả nước thải chưa được xử lý ra môi trường trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố phải bảo đảm kiên cố, chống thấm, chống rò rỉ nước thải ra ngoài môi trường theo tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa; có khả năng lưu chứa hoặc quay vòng xử lý lại nước thải với quy mô phù hợp với kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp. Không sử dụng chung công trình, thiết bị phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải với công trình thu gom, lưu giữ và thoát nước mưa, công trình lưu giữ nước phòng cháy, chữa cháy.
Trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải là trang thiết bị được chuẩn bị sẵn sàng theo kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường để phòng ngừa, cảnh báo, ứng phó kịp thời trong trường hợp hệ thống xử lý nước thải xảy ra sự cố. Trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường đối với nước thải phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế về xây dựng hoặc tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm hàng hóa.
- Việc thu gom, vận chuyển nước thải, chất thải lỏng phát sinh từ hoạt động của khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất vào nội địa được thực hiện theo quy định của Nghị định này về thu gom, vận chuyển nước thải, chất thải lỏng ngoài khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất.
Như vậy, việc nhà nước ra quy định yêu cầu về quản lý chất thải rắn và nước thải nhằm mục đích hạn chế các mức nguy hại ra môi trường nhằm bảo vệ môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân được điều động theo yêu cầu quốc phòng, an ninh có được thuê nhà ở công vụ không?
- Nhà đầu tư có được ủy quyền cho công ty điều hành huy động vốn cho dự án dầu khí ở nước ngoài không?
- Kế hoạch tài chính 05 năm xác định các mục tiêu gì? Kế hoạch tài chính 05 năm được sử dụng để làm gì?
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?