Hiệu lực của lệnh truy nã sẽ gắn với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người phải không?
Hiệu lực của lệnh truy nã sẽ gắn với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người phải không?
Vấn đề về hiệu lực của lệnh truy nã có thể căn cứ vào Mục 13 Phần II Công văn 81/2002/TANDTC để trả lời, cụ thể công văn hướng dẫn như sau:
VỀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
...
Theo tinh thần quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, cũng như tinh thần hướng dẫn trong Thông tư liên ngành số 03/TTLN ngày 7-1-1995 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Nội vụ, thì thẩm quyền ra quyết định (lệnh) truy nã và quyết định đình nã là của cơ quan Điều tra. Quyết định (lệnh) truy nã chỉ hết hiệu lực khi người bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ theo quyết định (lệnh) truy nã hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan Điều tra; do đó, trong trường hợp bị cáo bỏ trốn, cơ quan công an đã ra quyết định (lệnh) truy nã nhưng không có kết quả và Toà án xét xử vắng mặt bị cáo theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và hướng dẫn trong Thông tư liên ngành số 03/TTLN nói trên, thì khi bản án sơ thẩm của Toà án có hiệu lực pháp luật Chánh án Toà án đã xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án và gửi cho cơ quan thi hành án phạt tù cùng bản sao bản án này mà không cần phải yêu cầu cơ quan Điều tra ra quyết định (lệnh) truy nã mới.
...
Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
...
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như vậy, có thể thấy hiệu lực của lệnh truy nã sẽ không gắn với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người.
Lệnh truy nã đối tượng phạm tội giết người chỉ hết hiệu lực khi đối tượng bị truy nã đã chết hoặc bị bắt giữ hoặc trong trường hợp có quyết định đình nã của cơ quan điều tra.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội giết người sẽ được tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Hiệu lực của lệnh truy nã sẽ gắn với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người phải không? (Hình từ Internet)
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người là bao nhiêu năm?
Căn cứ Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội giết người như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
...
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về phân loại tội phạm như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
...
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Từ những quy định trên thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội giết người như sau:
- Trong trường hợp cá nhân phạm tội giết người, bị truy cứu trách nhiêmh hình sự theo khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là 15 năm;
- Trong trường hợp cá nhân phạm tội giết người, bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 20 năm.
Có thể ra lệnh truy nã đối với bị can liên quan đến vụ án giết người có hành vi bỏ trốn hay không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về đối tượng bị truy nã như sau:
Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Như vậy, cơ quan điều tra có thể ra lệnh truy nã đối với bị can liên quan đến vụ án giết người có hành vi bỏ trốn.
Tuy nhiên, việc ra lệnh truy nã cần đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 4 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC
(1) Có đủ căn cứ xác định đối tượng đã bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu và đã tiến hành các biện pháp xác minh, truy bắt nhưng không có kết quả;
(2) Đã xác định chính xác lý lịch, các đặc điểm để nhận dạng đối tượng bỏ trốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản án dân sự là gì? Trách nhiệm của cơ quan thi hành án khi Tòa án yêu cầu thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án dân sự?
- Mức tiền thưởng định kỳ hằng năm của cán bộ công chức viên chức được xác định như thế nào?
- Trình tự xác định suất vốn đầu tư xây dựng trên cơ sở hệ thống suất vốn đầu tư hiện hành như thế nào?
- Mẫu hợp đồng lao động không xác định thời hạn Word, Excel mới nhất? Tải về file word, excel mẫu hợp đồng mới nhất?
- Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là mẫu nào? Tải về mẫu?