Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì? Trụ sở chính của Hiệp hội nằm ở đâu?
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam hoạt động nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 523/QĐ-BNV năm 2013 quy định về tôn chỉ, mục đích như sau:
Tôn chỉ, mục đích
1. Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (sau đây gọi là Hiệp hội) được thành lập theo Quyết định số 1425/QĐ-BNV ngày 14 tháng 12 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, là tổ chức xã hội nghề nghiệp của các doanh nghiệp, tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ về thực phẩm chức năng và các lĩnh vực khác có liên quan.
2. Hiệp hội được thành lập nhằm mục đích tập hợp, kết nối các doanh nghiệp, tổ chức và công dân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực thực phẩm chức năng và các lĩnh vực liên quan nhằm hợp tác hỗ trợ, bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên, hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng đúng đắn, khoa học; đồng thời hỗ trợ, liên kết các hội viên cùng tham gia sản xuất và tiêu thụ thực phẩm chức năng có chất lượng và giá trị cao để mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu; từng bước xây dựng lĩnh vực thực phẩm chức năng thành một lĩnh vực mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Theo quy định trên, Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam hoạt động nhằm mục đích từng bước xây dựng lĩnh vực thực phẩm chức năng thành một lĩnh vực mạnh, đóng góp tích cực vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (Hình từ Internet)
Việc tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam dựa trên những nguyên tắc nào?
Theo Điều 3 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 523/QĐ-BNV năm 2013 quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động như sau:
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
1. Hiêp hội được tổ chức theo nguyên tắc tập trung, đoàn kết và thống nhất hành động. Cơ quan lãnh đạo Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
2. Tự nguyện, tự quản.
3. Dân chủ, bình đẳng, cộng khai, minh bạch.
4. Tự đảm bảo kinh phí hoạt động.
5. Không vì mục đích lợi nhuận.
6. Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và Điều lệ của Hiệp hội.
Theo đó, việc tổ chức và hoạt động của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam dựa trên những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 nêu trên.
Trong đó có nguyên tắc tập trung, đoàn kết và thống nhất hành động. Cơ quan lãnh đạo Hiệp hội hoạt động theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Trụ sở chính của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam nằm ở đâu?
Theo quy định tại Điều 4 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam phê duyệt kèm theo Quyết định 523/QĐ-BNV năm 2013 về phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý như sau:
Phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý
1. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước.
2. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, con dấu, độc lập về tài chính và được mở tài khoản tại ngân hàng. Hiệp hội tổ chức hoạt động theo pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều lệ Hiệp hội được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan về lĩnh vực Hiệp hội hoạt động. Hiệp hội là thành viên của Hiệp hội Thực phẩm chức năng ASEAN và thành viên Hiệp hội Thực phẩm chức năng Quốc tế.
3. Hiệp hội có trụ sở chính tại thành phố Hà Nội. Tùy theo nhu cầu hoạt động, Hiệp hội có thể lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác theo quy định của pháp luật;
4. Biểu tượng (logo) của Hiệp hội được đăng ký bản quyền theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trụ sở chính của Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam là tại thành phố Hà Nội.
Và tùy theo nhu cầu hoạt động, Hiệp hội có thể lập văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?