Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có phải đăng báo khi được cấp giấy phép hoạt động hay không?
- Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có phải đăng báo khi được cấp giấy phép hoạt động hay không?
- Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có được phép xuất bản bản tin về các hoạt động thương mại và đầu tư hay không?
- Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải được gửi đến đối tượng nào?
Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có phải đăng báo khi được cấp giấy phép hoạt động hay không?
Đối chiếu với quy định tại Điều 8 Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định 08/1998/NĐ-CP thì trong thời hạn 30 ngày tính từ ngày được cấp giấy phép hoạt động, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải đăng báo Trung ương và báo Địa phương.
Nội dung đăng báo của Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam tại bao gồm các vấn đề sau:
- Tên Hiệp hội (tiếng Việt Nam, tiếng nước ngoài thông dụng);
- Giấy phép thành lập (số, ngày và cơ quan cấp);
- Người đại diện (Chủ tịch hoặc Tổng thư ký Hiệp hội);
- Địa điểm đặt trụ sở (số nhà, đường phố ...);
- Số tài khoản tại Ngân hàng giao dịch;
- Điện thoại, Fax.
Lưu ý: Mỗi cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài có cùng quốc tịch hoặc có xuất xứ từ một Tổ chức quốc tế khu vực hoạt động tại Việt Nam chỉ được phép thành lập 01 (một) Hiệp hội tại Việt Nam, đặt trụ sở chính và đăng ký tại một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam.
Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có phải đăng báo khi được cấp giấy phép hoạt động hay không? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam có được phép xuất bản bản tin về các hoạt động thương mại và đầu tư hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định 08/1998/NĐ-CP về nội dung hoạt động của Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam:
Nội dung hoạt động của Hiệp hội:
1. Tổ chức sinh hoạt thông tin nội bộ;
2. Tổ chức các hoạt động, tìm hiểu cơ hội thương mại và đầu tư;
3. Tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại và đầu tư do Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam và các cơ quan khác của Việt Nam tổ chức;
4. Tổ chức các cuộc gặp gỡ giữa các thành viên trong Hiệp hội, với các Cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam về các vấn đề thương mại, đầu tư và dịch vụ;
5. Ban lãnh đạo của Hiệp hội có quyền đại diện cho Hiệp hội đề xuất các kiến nghị, biện pháp với các cơ quan quản lý Nhà nước Việt Nam, nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp thành viên và góp phần tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh.
6. Được phép xuất bản và lưu hành trong nội bộ Hiệp hội bản tin về các hoạt động thương mại và đầu tư theo quy định của Luật Xuất bản nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Như vậy, Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được phép xuất bản và lưu hành trong nội bộ Hiệp hội bản tin về các hoạt động thương mại và đầu tư theo quy định của Luật Xuất bản nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Xuất bản 2012 thì xuất bản là việc tổ chức, khai thác bản thảo, biên tập thành bản mẫu để in và phát hành hoặc để phát hành trực tiếp qua các phương tiện điện tử.
In là việc sử dụng thiết bị in để tạo ra xuất bản phẩm từ bản mẫu.
Phát hành là việc thông qua một hoặc nhiều hình thức mua, bán, phân phát, tặng, cho, cho thuê, cho mượn, xuất khẩu, nhập khẩu, hội chợ, triển lãm để đưa xuất bản phẩm đến người sử dụng.
Lưu ý: theo quy định tại Điều 5 Luật Xuất bản 2012 về bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm, bảo hộ quyền tác giả và quyền liên quan
- Nhà nước bảo đảm quyền phổ biến tác phẩm dưới hình thức xuất bản phẩm thông qua nhà xuất bản và bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan.
- Nhà nước không kiểm duyệt tác phẩm trước khi xuất bản.
- Không một cơ quan, tổ chức, cá nhân nào được lợi dụng quyền phổ biến tác phẩm làm thiệt hại lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải được gửi đến đối tượng nào?
Theo quy định tại Điều 5 Quy chế thành lập Hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam được ban hành kèm theo Nghị định 08/1998/NĐ-CP thì:
Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam phải được gửi đến Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xin thành lập Hiệp hội.
Trong đó, Hồ sơ xin thành lập Hiệp hội Doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam gồm:
- Đơn xin thành lập Hiệp hội, (1 bản bằng tiếng Việt Nam, 1 bản bằng tiếng nước ngoài thông dụng);
- Điều lệ hoạt động của Hiệp hội;
- Văn bản giới thiệu của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam;
- Hồ sơ về trụ sở làm việc của Hiệp hội;
- Lý lịch của Ban lãnh đạo Hiệp hội;
- Danh sách các đại diện doanh nghiệp xin tham gia Hiệp hội, (họ tên, số hộ chiếu, nơi đăng ký tạm trú tại Việt Nam).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?
- Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?