Hiệp hội Bông vải Việt Nam là gì? Hiệp hội Bông vải Việt Nam có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng không?
Hiệp hội Bông vải Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 2 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Hiệp hội Bông vải Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm từ cây bông vải.
Mục đích của Hiệp hội là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, công nghệ, trồng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm từ cây bông; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Đối chiếu quy định trên, Hiệp hội Bông vải Việt Nam là một tổ chức tự nguyện của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học công nghệ, trồng, chế biến, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các sản phẩm từ cây bông vải.
Mục đích của Hiệp hội Bông vải Việt Nam là liên kết, hợp tác, hỗ trợ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu, công nghệ, trồng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nâng cao giá trị sản phẩm từ cây bông; đại diện và bảo vệ lợi ích hợp pháp của hội viên; góp phần tạo thêm việc làm, cải thiện đời sống của người lao động.
Hiệp hội Bông vải Việt Nam là gì? Hiệp hội Bông vải Việt Nam có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng không? (Hình từ Internet)
Hiệp hội Bông vải Việt Nam có tư cách pháp nhân và tài khoản riêng không?
Theo quy định tại Điều 3 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Hiệp hội Bông vải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Trụ sở chính đặt tại: Lô I, 15-17, đường D2, phường 25, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh.
Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hiệp hội Bông vải Việt Nam có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Ai được đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chính sách phát triển sản phẩm từ cây bông vải?
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Điều lệ của Hiệp hội Bông vải Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 65/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hiệp hội
1. Tuyên truyền giáo dục hội viên hiểu rõ đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển ngành bông trong các thành phần xã hội và kinh tế, đảm bảo vệ sinh môi trường từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và bảo hộ an toàn lao động.
2. Đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
3. Động viên nhiệt tình và khả năng lao động sáng tạo của hội viên; hợp tác, hỗ trợ, giúp đỡ nhau về kinh tế - kỹ thuật trong nghiên cứu công nghệ, sản xuất kinh doanh và dịch vụ các hàng hóa chuyên ngành bông vải trên cơ sở trao đổi kinh nghiệm, phổ biến, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới; đoàn kết giúp đỡ nhau.
4. Hỗ trợ tư vấn cho các tổ chức và cá nhân của Hiệp hội trong quá trình sắp xếp lại tổ chức, chuyển đổi cơ cấu quản lý phù hợp với phát triển nghề nghiệp.
Cung cấp thông tin về kinh tế, thị trường, giá cả để hội viên bố trí lại sản xuất, kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Tham gia ý kiến về quy hoạch trồng và chế biến bông, thị trường lao động cụ thể của từng vùng nhằm khai thác thế mạnh của từng thành viên trong Hiệp hội cũng như đảm bảo lợi ích của ngành bông Việt Nam.
5. Tổ chức các hội nghị, hội thảo để trao đổi kinh nghiệm nghề nghiệp, khuyến khích hợp tác, liên kết giữa các hội viên để cùng tồn tại và phát triển. Xúc tiến thương mại giữa các doanh nghiệp với các hội viên và giữa các hội viên với các tổ chức kinh tế.
6. Tổ chức đào tạo bằng các hình thức thích hợp để giúp các doanh nghiệp nâng cao kiến thức và năng lực quản lý kinh doanh, nâng cao trình độ công nghệ, sản xuất cho ngành bông theo quy định của pháp luật.
7. Hòa giải các bất đồng, tranh chấp giữa các hội viên thông qua thương lượng, hòa giải và hợp tác.
8. Xây dựng tổ chức Hiệp hội và phát triển hội viên, xây dựng cơ sở vật chất và mở rộng phạm vi của Hiệp hội.
Xây dựng và phát triển các mối quan hệ quốc tế với các cá nhân và tổ chức quốc tế, trong khu vực Đông Nam Á và các nước trên thế giới theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hiệp hội Bông vải Việt Nam được đại diện cho hội viên kiến nghị với Nhà nước về những chủ trương, chính sách, biện pháp khuyến khích, giúp đỡ phát triển ngành, bảo vệ quyền lợi chính đáng của hội viên, giải quyết các trường hợp vụ việc gây thiệt hại đến quyền lợi của ngành và của hội viên; thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?