Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?

Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào? Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm dịch động thực vật theo Hiệp định SPS được quy định ra sao? câu hỏi của anh Q (Ninh Bình).

Hiệp định SPS là gì?

Hiệp định SPS (Sanitary and Phytosanitary) hay Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật năm 1994 được thỏa thuận bởi các thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.

Hiệp định SPS có tất cả 14 Điều và 03 Phụ lục, Hiệp định này áp dụng cho tất cả các biện pháp vệ sinh động, thực vật có thể trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến thương mại quốc tế. Các biện pháp như vậy sẽ được xây dựng và áp dụng phù hợp với các điều khoản của Hiệp định này.

Hiệp định SPS được tạo ra với mong muốn cải thiện sức khoẻ con người, sức khoẻ động vật và tình hình vệ sinh thực vật tại tất cả các nước Thành viên.

Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?

Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào? (hình từ internet)

Thành viên tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của Thành viên tham gia Hiệp định SPS được đề cập tại Điều 2 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật năm 1994 như sau:

Các quyền và nghĩa vụ cơ bản
1. Các Thành viên có quyền sử dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp đó không trái với các điều khoản của Hiệp định này.
2. Các Thành viên phải đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp vệ sinh động-thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật và dựa trên các nguyên tắc khoa học và không được duy trì thiếu căn cứ khoa học xác đáng, trừ khi như được nêu tại khoản 7 của Điều 5.
3. Các Thành viên phải đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động-thực vật của họ không phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc vô căn cứ giữa các Thành viên khi có các điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau, kể cả các điều kiện giữa lãnh thổ của họ và lãnh thổ các Thành viên khác. Các biện pháp vệ sinh động-thực vật phải được áp dụng mà không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.
4. Các biện pháp vệ sinh động-thực vật tuân thủ các điều khoản liên quan của Hiệp định này dược coi là phù hợp với các nghĩa vụ của các Thành viên theo các quy định của GATT 1994 liên quan đến việc sử dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật, đặc biệt là các quy định của Điều XX(b).

Như vậy, khi là thành viên của Hiệp định SPS, các Thành viên sẽ có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau:

- Có quyền sử dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật với điều kiện các biện pháp đó không trái với các điều khoản của Hiệp định này.

- Đảm bảo rằng bất kỳ biện pháp vệ sinh động-thực vật nào cũng chỉ được áp dụng ở mức độ cần thiết để bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật và thực vật và dựa trên các nguyên tắc khoa học và không được duy trì thiếu căn cứ khoa học xác đáng, trừ khi như được nêu tại khoản 7 Điều 5 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật năm 1994.

- Đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động-thực vật của họ không phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc vô căn cứ giữa các Thành viên khi có các điều kiện giống nhau hoặc tương tự nhau, kể cả các điều kiện giữa lãnh thổ của họ và lãnh thổ các Thành viên khác.

+ Các biện pháp vệ sinh động-thực vật phải được áp dụng mà không tạo nên sự hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế.

- Các biện pháp vệ sinh động-thực vật tuân thủ các điều khoản liên quan của Hiệp định này dược coi là phù hợp với các nghĩa vụ của các Thành viên theo các quy định của GATT 1994 liên quan đến việc sử dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật, đặc biệt là các quy định của Điều XX(b).

Đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm dịch động thực vật theo Hiệp định SPS được quy định ra sao?

Việc đánh giá rủi ro trong quá trình kiểm dịch động thực vật theo Hiệp định SPS được quy định tại Điều 5 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật năm 1994, cụ thể như sau:

- Các Thành viên đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh động-thực vật của mình dựa trên việc đánh giá, tương ứng với thực tế, các rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật, hoặc thực vật, có tính đến các kỹ thuật đánh giá rủi ro do các tổ chức quốc tế liên quan xây dựng nên.

- Khi đánh giá rủi ro, các Thành viên sẽ tính đến:

+ Chứng cứ khoa học đã có;

+ Các quá trình và phương pháp sản xuất liên quan;

+ Các phương pháp thanh tra, lấy mẫu và thử nghiệm liên quan;

+ Tính phổ biến của một số bệnh hay loài sâu nhất định;

+ Các khu vực không có sâu hoặc không có bệnh;

+ Các điều kiện sinh thái và môi trường liên quan; và kiểm dịch hoặc cách xử lý khác.

- Khi đánh giá rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật, hoặc thực vật và xác định biện pháp áp dụng để có mức bảo vệ động-thực vật phù hợp khỏi rủi ro đó, các Thành viên phải tính đến các yếu tố kinh tế liên quan:

+ Khả năng thiệt hại do thua lỗ trong sản xuất hay tiêu thụ khi có sâu hoặc bệnh xâm nhập, xuất hiện hay lan truyền;

+ Chi phí của việc kiểm tra hay loại bỏ sâu bệnh trên lãnh thổ Thành viên nhập khẩu; và tính hiệu quả về chi phí của các phương cách hạn chế rủi ro.

- Các Thành viên, khi xác định mức bảo vệ động-thực vật phù hợp, sẽ tính đến mục tiêu giảm tối thiểu tác động thương mại bất lợi.

- Với mục tiêu nhất quán trong việc áp dụng khái niệm mức bảo vệ động-thực vật phù hợp chống lại các rủi ro đối với cuộc sống hoặc sức khoẻ con người, động vật, hoặc thực vật, mỗi Thành viên sẽ tránh sự phân biệt tùy tiện hoặc vô căn cứ về mức bảo vệ được xem là tương ứng trong những trường hợp khác, nếu sự phân biệt đó dẫn đến phân biệt đối xử hoặc hạn chế trá hình dối với thương mại quốc tế.

+ Các Thành viên sẽ hợp tác tại Uỷ ban nêu tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều 12 Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật năm 1994 để định ra hướng dẫn giúp đưa điều khoản này vào thực tế. Trong khi định ra những hướng dẫn đó, Uỷ ban sẽ xem xét mọi yếu tố liên quan, kể cả tính chất đặc biệt của các rủi ro về sức khoẻ con người mà người ta có thể tự mắc vào.

- Không phương hại đến khoản 2 của Điều 3, khi thiết lập hay duy trì các biện pháp vệ sinh động-thực vật để có mức bảo vệ động-thực vật cần thiết, các Thành viên phải đảm bảo những biện pháp đó không gây hạn chế thương mại hơn các biện pháp cần có để đạt được mức bảo vệ động-thực vật cần thiết, có tính đến tính khả thi về kỹ thuật và kinh tế.

- Trong trường hợp chứng cứ khoa học liên quan chưa đủ, một Thành viên có thể tạm thời áp dụng các biện pháp vệ sinh động-thực vật trên cơ sở thông tin chuyên môn sẵn có, kể cả thông tin từ các tổ chức quốc tế liên quan cũng như từ các biện pháp vệ sinh động-thực vật do các Thành viên khác áp dụng.

+ Trong trường hợp đó, các Thành viên sẽ phải thu thập thông tin bổ sung cần thiết để có sự đánh giá rủi ro khách quan hơn và rà soát các biện pháp vệ sinh động-thực vật một cách tương ứng trong khoảng thời gian hợp lý.

- Khi một Thành viên có lý do để tin rằng một biện pháp vệ sinh động-thực vật nào đó do một Thành viên khác áp dụng hay duy trì làm kìm hãm, hoặc có khả năng kìm hãm, xuất khẩu của mình và biện pháp đó không dựa trên các tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị quốc tế liên quan, hoặc các tiêu chuẩn, hướng dẫn hay khuyến nghị đó không tồn tại, Thành viên duy trì biện pháp đó có thể được yêu cầu và phải giải thích lý do của các biện pháp vệ sinh động-thực vật đó.

Kiểm dịch động vật Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Kiểm dịch động vật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hiệp định SPS là gì? Thành viên khi tham gia Hiệp định SPS có các quyền và nghĩa vụ cơ bản nào?
Pháp luật
Nhân viên trạm kiểm dịch động vật vòi tiền của người dân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Pháp luật
Có được áp dụng bảng lương công chức loại A0 đối với cán bộ công chức giữ ngạch kỹ thuật viên kiểm dịch động vật hay không?
Pháp luật
Nhập khẩu động vật nhưng không có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật bao gồm những gì? Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật trên cạn, thủy sản do ai ban hành?
Pháp luật
Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật là gì? Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật tại đầu mối giao thông bao gồm những gì?
Pháp luật
Nơi cách ly kiểm dịch trâu bò từ Lào trước khi nhập khẩu chính ngạch phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện nào?
Pháp luật
Để kiểm dịch thịt thăn heo tươi trước khi vận chuyển ra khỏi địa bàn tỉnh thì lấy mẫu với khối lượng là bao nhiêu?
Pháp luật
Thời hạn cấp Giấy chứng nhận vận chuyển đối với mẫu bệnh phẩm khi có hồ sơ hợp lệ là bao lâu kể từ 11/9/2022?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản từ 11/9/2022? Có cần bản chụp Giấy phép xuất khẩu thủy sản không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm dịch động vật
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
845 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm dịch động vật
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: