Hiện nay, học phí thi bằng lái xe ô tô là bao nhiêu? Hồ sơ dự thi bằng lái xe gồm những gì? Thời gian học để thi thường kéo dài bao lâu?
Hồ sơ dự thi bằng lái xe bao gồm những gì?
Theo Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT) quy định về hồ sơ của người học lái xe, cụ thể:
“1. Người học lái xe lần đầu lập 01 bộ hồ sơ, nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
c) Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
d) Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
....”
Như vậy, nếu bạn là trường hợp lần đầu dự sát hạch lái xe (thi bằng lái xe) thì cần chuẩn bị giấy tờ nộp tới cơ sở đào tạo gồm có:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
Học phí học lái xe ô tô
Thời gian học để thi bằng lái xe thường kéo dài bao lâu?
Căn cứ Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT (Có hiệu lực thi hành từ ngày 15/06/2022) quy định về đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C:
Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
1. Thời gian đào tạo
a) Hạng B1:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
b) Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
c) Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
2. Các môn kiểm tra
a) Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
b) Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
3. Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
Như vậy, tùy vào định hướng của bạn thi bằng lái xe hạng mấy để biết thời gian học. Tuy nhiên, bạn có thể đối chiếu quy định trên với trường hợp cụ thể mình.
Trước đây, tại Điều 13 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT (khoản này bị bãi bỏ bởi điểm a khoản 3 Điều 3 Thông tư 04/2022/TT-BGTVT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/06/2022) quy định về đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C, cụ thể:
(1) Thời gian đào tạo
** Hạng B1:
- Xe số tự động: 476 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 340);
- Xe số cơ khí (số sàn): 556 giờ (lý thuyết: 136, thực hành lái xe: 420);
** Hạng B2: 588 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 420);
** Hạng C: 920 giờ (lý thuyết: 168, thực hành lái xe: 752).
(2) Các môn kiểm tra
- Kiểm tra tất cả các môn học trong quá trình học; môn Cấu tạo và Sửa chữa thông thường và môn Nghiệp vụ vận tải đối với hạng B2 học viên có thể tự học nhưng phải được cơ sở đào tạo kiểm tra;
- Kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp, chứng chỉ đào tạo khi kết thúc khóa học gồm: môn Pháp luật giao thông đường bộ theo bộ câu hỏi sát hạch lý thuyết; môn Thực hành lái xe với các bài thi liên hoàn, bài tiến lùi hình chữ chi và lái xe trên đường.
(3) Khối lượng chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
a) Chương trình và phân bổ thời gian đào tạo
b) Tổng thời gian khóa đào tạo
c) Số học viên được quy định trên 01 xe tập lái: Hạng B1, B2 là 05 học viên và hạng C là 08 học viên.
d) Quy định về số km học thực hành lái xe
Học phí học thi bằng lái xe B1, B2, C là bao nhiêu?
Học phí học thi bằng lái xe B1, B2, C được căn cứ theo Biểu mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe; lệ phí cấp bằng, chứng chỉ được hoạt động trên các loại phương tiện và lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BTC (Có hiệu lực từ 01/08/2023) như sau:
- Sát hạch lý thuyết: 100.000 Lần
- Sát hạch thực hành trong hình: 350.000 Lần
- Sát hạch thực hành trên đường giao thông: 80.000 Lần
- Sát hạch lái xe ô tô bằng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông: 100.000 Lần
Trước đây, học phí học thi bằng lái xe B1, B2, C được căn cứ theo Biểu mức thu phí sát hạch; lệ phí cấp giấy phép lái xe; lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dùng Ban hành kèm theo Thông tư 188/2016/TT-BTC (Hết hiệu lực từ 01/08/2023) quy định như sau:
Như vậy, phí thi sát hạch bằng lái xe hạng B1, B2, C: Lý thuyết 90.000 đồng, thực hành trong hình 300.000 đồng và thực hành trên đường giao thông công cộng 60.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bị chấm dứt hợp đồng lao động phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Quy định về chế độ nâng lương cho người lao động mới nhất hiện nay như thế nào? Người lao động có thể được trả lương thông qua hình thức nào?
- Mẫu biên bản giao nhận kết luận giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực y tế theo Thông tư 03/2025 ra sao?
- Người lao động cần phải làm gì để được hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm? Chính sách của Nhà nước về việc làm cụ thể ra sao?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông năm 2025 như thế nào?