Hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì lái xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Nhân viên xe khách thu tiền vé xe cao hơn quy định vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì bị xử phạt thế nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt người lái xe hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 không?
Hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì lái xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm l khoản 3, điểm b khoản 9 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người và các loại xe tương tự xe ô tô chở hành khách, chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ
...
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
...
l) Điều khiển xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách, thu tiền vé cao hơn quy định;
...
9. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều này (trường hợp chở hành khách) buộc phải bố trí phương tiện khác để chở số hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm l khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Theo quy định trên, lái xe hét giá vé xe (thu tiền vé cao hơn quy định) vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.
Đồng thời người này còn bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính nêu trên.
Hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 (Hình từ Internet)
Nhân viên xe khách thu tiền vé xe cao hơn quy định vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ khoản 3, khoản 6 Điều 31 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt nhân viên phục vụ trên xe buýt, xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe vận chuyển hành khách theo hợp đồng, xe vận chuyển khách du lịch vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không hỗ trợ, giúp đỡ hành khách đi xe là người cao tuổi, trẻ em không tự lên xuống xe được, người khuyết tật vận động hoặc khuyết tật thị giác;
b) Không mặc đồng phục, không đeo thẻ tên của nhân viên phục vụ trên xe theo quy định.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe buýt thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
3. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với nhân viên phục vụ trên xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định thực hiện hành vi: Thu tiền vé nhưng không trao vé cho hành khách; thu tiền vé cao hơn quy định.
4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Sang nhượng hành khách dọc đường cho xe khác mà không được hành khách đồng ý; đe dọa, xúc phạm, tranh giành, lôi kéo hành khách; bắt ép hành khách sử dụng dịch vụ ngoài ý muốn;
b) Xuống khách để trốn tránh sự kiểm tra, kiểm soát của người có thẩm quyền.
5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hành hung hành khách.
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, người thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này (trường hợp thu tiền vé cao hơn quy định) còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.
Theo đó, nhân viên xe khách thu tiền vé xe cao hơn quy định vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã được quyền xử phạt người lái xe hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
...
Theo khoản 1 Điều 75 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, điểm s khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Các biện pháp khắc phục hậu quả và nguyên tắc áp dụng
1. Các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt bao gồm:
a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
b) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép;
c) Buộc thực hiện biện pháp để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra;
...
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 4 nêu trên.
Lái xe hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm.
Do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền áp dụng biện pháp khắc phụ hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã không có quyền xử phạt lái xe hét giá vé xe vào ngày Lễ Quốc khánh 2/9 này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?