Hệ thống xử lý nước thải trại tôm giống bị hư mà không sửa thì có sao không? Đặt tên giống tôm nước ngọt mới như thế nào?

Hệ thống xử lý nước thải của trại tôm giống nhà tôi bị hư đã lâu, do sửa chữa tốn kém khá nhiều chi phí nên tôi không sửa. Cho tôi hỏi là tôi không sửa chữa hệ thống xử lý nước thải thì có sao không? Trang trại tôi vừa nghiên cứu được một giống tôm nước ngọt mới, tôi muốn hỏi là nên đặt tên giống tôm này sao cho đúng với quy định pháp luật?

Trại tôm giống

Trại tôm giống

Điều kiện thành lập trại tôm giống?

Điều 24 Luật thủy sản 2017Điều 20 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định điều kiện đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản như sau

(1) Tổ chức, cá nhân sản xuất giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ sản xuất phù hợp với loài thủy sản; có nơi cách ly theo dõi sức khỏe giống thủy sản mới nhập:

- Hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và hệ thống ao, bể, lồng bè bảo đảm yêu cầu kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên vật liệu bảo đảm yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; khu sinh hoạt bảo đảm tách biệt với khu vực sản xuất, ương dưỡng;

- Trang thiết bị bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không ảnh hưởng xấu đến khu vực sản xuất, ương dưỡng.

b) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản hoặc sinh học;

c) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học, cụ thể như sau: phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, kiểm soát an toàn sinh học bao gồm các nội dung: Nước phục vụ sản xuất, ương dưỡng; giống thủy sản trong quá trình sản xuất; vệ sinh, thu gom và xử lý nước thải, chất thải; tiêu hủy xác động vật thủy sản chết hoặc nhiễm các bệnh phải tiêu hủy; kiểm soát giống thủy sản thoát ra môi trường bên ngoài, động vật gây hại xâm nhập vào cơ sở; thức ăn, thuốc, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản.

d) Trường hợp sản xuất giống thủy sản bố mẹ phải có giống thủy sản thuần chủng hoặc giống thủy sản được công nhận thông qua khảo nghiệm hoặc kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được công nhận hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

(2) Tổ chức, cá nhân ương dưỡng giống thủy sản được cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện khi đáp ứng các điều kiện quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này.

Hệ thống xử lý nước thải trại tôm giống bị hư mà không sửa thì có sao không?

Khoản 4 Điều 25 Luật thủy sản 2017 quy định Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy chứng nhận;

b) Cơ sở không còn đủ điều kiện theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Cơ sở có hành vi vi phạm khác mà pháp luật quy định phải thu hồi giấy chứng nhận.

Như vậy, hệ thống xử lý nước thải nếu không còn đảm bảo sẽ thuộc trường hợp bị thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản.

Do đó, trang trại nên sửa chữa, cải tạo lại hệ thống xử lý nước thải để tiếp tục hoạt động.

Thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận của trại tôm giống

Khoản 1 Điều 25 Luật thủy sản 2017Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản được quy định như sau:

- Tổng cục thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với giống thủy sản bố mẹ;

- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.

Đặt tên tôm giống sao cho đúng?

Điều 24 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:

(1) Mỗi giống thủy sản chỉ được đặt một tên.

(2) Giống thủy sản không được đặt tên mới trong trường hợp sau đây:

a) Trùng với tên giống đã có;

b) Chỉ bao gồm các số;

c) Vi phạm đạo đức xã hội;

d) Dễ gây hiểu nhầm với các đặc trưng, đặc tính của giống thủy sản đó.

Bên cạnh đó, Điều 12 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về việc đặt tên như sau:

1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đặt tên giống thủy sản không theo quy định.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này.

Tuy nhiên, mức phạt đối với cá nhân từ 5 - 10 triệu đồng còn với tổ chức thì mức phạt sẽ nhân đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP) và biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tiêu hủy nhãn hàng hóa và buộc cải chính tên giống thủy sản trong các tài liệu đã thể hiện tên giống thủy sản. Đồng thời, đây chỉ là mức phạt đối với cá nhân còn với tổ chức thì mức phạt sẽ nhân đôi (khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP).

Thủy sản Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến thủy sản
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Nam giới bán dâm có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Pháp luật
Tái phạm trong vi phạm hành chính là gì? Không tái phạm thì được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính?
Pháp luật
Đối tượng nào bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai? Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thuộc về ai?
Pháp luật
Giao quyền xử phạt vi phạm hành chính có bắt buộc phải ghi thông tin Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý không?
Pháp luật
Trách nhiệm hành chính là gì? Đặc điểm của trách nhiệm hành chính? Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính là gì?
Pháp luật
Nộp thuế môn bài bằng cách nào? Nộp thuế môn bài chậm có bị phạt không? Thời gian nộp thuế môn bài là bao lâu?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người dưới 16 tuổi tham gia giao thông vi phạm luật giao thông đường bộ thì có bị lập biên bản xử lý vi phạm hành chính không?
Pháp luật
Cá nhân có hành vi thả đèn trời sẽ bị xử phạt hành chính thế nào? Có áp dụng biện pháp khắc hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung với cá nhân có hành vi này hay không?
Pháp luật
Trường hợp Sở Công Thương kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp về việc thực hiện theo Thông tư số 21/2017/TT-BCT thì kiểm tra ở mức độ nào?
Pháp luật
Đơn vị có hành vi lập hồ sơ, chứng từ giả mạo bị xử phạt hành chính theo quy định như thế nào? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thủy sản
943 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thủy sản Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủy sản Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào