Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những cấp nào? VKSND có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp?
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những cấp nào?
Căn cứ Điều 40 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định, hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm:
(1) Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
(2) Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.
(3) Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh).
(4) Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (gọi là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện).
(5) Viện kiểm sát quân sự các cấp.
Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm những cấp nào? (Hình từ Internet)
Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ, quyền hạn gì khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp?
Căn cứ Điều 33 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định, khi kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
(1) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan, người tiến hành và người tham gia hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự, dân sự, dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
(2) Tham gia phiên họp của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù và phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân.
(3) Kháng nghị quyết định có vi phạm pháp luật của Tòa án về việc dẫn độ, chuyển giao người đang chấp hành hình phạt tù.
(4) Thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị và nhiệm vụ, quyền hạn khác trong kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp thông qua những công tác nào?
Chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân được quy định tại khoản 2 Điều 6 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
Các công tác của Viện kiểm sát nhân dân
1. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác sau đây:
a) Thực hành quyền công tố trong việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố tội phạm;
d) Thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử vụ án hình sự;
đ) Điều tra một số loại tội phạm;
e) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự.
2. Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
a) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
b) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
c) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
d) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
đ) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
e) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
g) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
h) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
i) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
3. Các công tác khác của Viện kiểm sát nhân dân gồm có:
a) Thống kê tội phạm; xây dựng pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Đào tạo, bồi dưỡng; nghiên cứu khoa học; hợp tác quốc tế và các công tác khác để xây dựng Viện kiểm sát nhân dân.
Kiểm sát hoạt động tư pháp là hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân để kiểm sát tính hợp pháp của các hành vi, quyết định của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tư pháp. (theo khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014).
Theo quy định, Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác sau đây:
(1) Kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố;
(2) Kiểm sát việc khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
(3) Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng trong giai đoạn truy tố;
(4) Kiểm sát việc xét xử vụ án hình sự;
(5) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự;
(6) Kiểm sát việc giải quyết các vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;
(7) Kiểm sát việc thi hành án dân sự, thi hành án hành chính;
(8) Kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền;
(9) Kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?