Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng Việt Nam như thế nào? Chính sách ưu đãi với chiến sĩ Bộ đội Biên phòng quy định như thế nào?

Cho anh hỏi về Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng Việt Nam như thế nào? Chính sách ưu đãi với chiến sĩ Bộ đội Biên phòng quy định như thế nào? Nhiệm vụ biên phòng bao gồm những nhiệm vụ gì? - Câu hỏi của anh Văn Quốc đến từ Long An.

Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng Việt Nam như thế nào?

Bộ đội biên phòng

Bộ đội biên phòng (Hình từ Internet)

Căn cứ vào Điều 3 Nghị định 106/2021/NĐ-CP về hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng như sau:

Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng
1. Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
a) Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;
c) Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản này có các đơn vị trực thuộc.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;
b) Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có các đơn vị trực thuộc.
3. Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng
a) Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
b) Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
c) Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
4. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mối quan hệ công tác của các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng theo quy định của pháp luật, Bộ Quốc phòng.
5. Thẩm quyền thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể cơ quan, đơn vị thuộc Bộ đội Biên phòng
a) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng do Chính phủ quyết định;
b) Việc thành lập, tổ chức lại, chia tách, sáp nhập, thay đổi tên gọi, giải thể các cơ quan, đơn vị thuộc khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định.

Như vậy, hệ thống tổ chức Bộ đội Biên phòng Việt Nam bao gồm:

- Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng:

+ Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;

+ Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;

- Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương:

+ Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;

- Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng

+ Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

+ Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;

+ Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.

Chính sách ưu đãi với chiến sĩ Bộ đội Biên phòng quy định như thế nào?

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định 106/2021/NĐ-CP về chính sách ưu đãi và chế độ đặc thù đối với cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng như sau:

1. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ biên giới, hải đảo có thời gian từ 05 năm trở lên nếu có nhu cầu chuyển gia đình đến định cư ổn định cuộc sống lâu dài ở khu vực biên giới, hải đảo được chính quyền địa phương nơi chuyển đến ưu tiên giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai; hỗ trợ về chỗ ở, nhà ở cho gia đình, việc làm cho vợ hoặc chồng của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng và được hưởng các chế độ, chính sách khác theo quy định.

2. Cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng ngoài được hưởng chế độ tiền lương, phụ cấp và các chính sách khác trong Quân đội còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm bảo vệ biên giới, hải đảo trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ quản lý, bảo vệ biên giới, hải đảo.

3. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc Bộ đội Biên phòng đang có thời gian công tác liên tục từ đủ 05 năm trở lên ở khu vực biên giới đất liền, đảo, quần đảo, hàng tháng được hưởng phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo. Trường hợp chế độ phụ cấp công tác lâu năm ở biên giới, hải đảo được quy định tại nhiều văn bản thì chỉ được hưởng một mức cao nhất của chế độ, chính sách đó.

4. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Bộ đội Biên phòng khi làm cán bộ tăng cường xã biên giới nơi có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, hàng tháng được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và chế độ bồi dưỡng sức khỏe hàng năm tăng thêm theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ biên phòng bao gồm những nhiệm vụ gì?

Căn cứ vào Điều 5 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 về nhiệm vụ biên phòng như sau:

Nhiệm vụ biên phòng
1. Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.
2. Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.
3. Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.
4. Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.
5. Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.
6. Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.
7. Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.

Như vậy, nhiệm vụ biên phòng bao gồm 07 nhiệm vụ chính nêu trên.

Bộ đội biên phòng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bộ đội Biên phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trang phục và ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng được quy định ra sao? Trong hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng dưới Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng là cơ quan nào?
Pháp luật
Ngày 3/3 hằng năm là Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng hay Ngày biên phòng toàn dân theo quy định?
Pháp luật
Vì sao lấy ngày 3/3 là Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng Việt Nam? Tên gọi tiền thân của Bộ đội Biên phòng?
Pháp luật
Biên phòng cửa khẩu cảng gồm các đơn vị nào? Biên phòng cửa khẩu cảng có trách nhiệm gì trong thực hiện thủ tục biên phòng?
Pháp luật
Bộ đội Biên phòng là ai? Bộ đội Biên phòng có chức năng và nhiệm vụ gì? Bộ đội Biên phòng có được bắt người không?
Pháp luật
Ngày 3 tháng 3 năm 2024 là ngày gì? Ngày 3 tháng 3 năm 2024 rơi vào thứ mấy? Ngày 3 tháng 3 năm 2024 có ý nghĩa ra sao?
Pháp luật
Bộ đội Biên phòng được sử dụng loại con dấu nào? Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Bộ Quốc phòng đề xuất quy định xử lý vi phạm hành chính dành cho Bộ đội Biên phòng: Thẩm quyền và mức phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Bộ đội Biên phòng có nhiệm vụ như thế nào khi xảy ra dịch bệnh ở khu vực biên giới theo quy định?
Pháp luật
Bộ đội biên phòng có được quyền huy động tàu thuyền của công dân Việt Nam trong trường hợp bắt khẩn cấp người, phương tiện vi phạm pháp luật không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ đội biên phòng
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
13,333 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bộ đội biên phòng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào