Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
- Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác hay không?
- Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
- Tổ chức, doanh nghiệp nào cần tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác hay không?
Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác được quy định tại Điều 4 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
5. Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
6. Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
7. Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện phát tán tin nhắn rác là một trong những biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
Ngoài ra, còn có những biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác như sau:
- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác.
- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác.
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác.
- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn.
- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác.
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào? (Hình từ internet)
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số được quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
2. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin vầ Truyền thông xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 5656.
Tổ chức, doanh nghiệp nào cần tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủy các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 6 Nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:
Điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủy các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông là các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, thư điện tử và người quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ báo cáo quyết toán thu, chi hằng năm của BQL dự án do chủ đầu tư thành lập gồm gì? Ai có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán thu, chi hằng năm?
- Tham luận Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ý nghĩa? Bài tham luận về xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư 18 11?
- Kế hoạch thi dân vũ chào mừng 20 11 2024? Kế hoạch thi văn nghệ chào mừng 20 11 ngày Nhà giáo Việt Nam cho trường học?
- Ai có thẩm quyền cấp phép cải tạo xe quân sự theo quy định mới? Hồ sơ đề nghị cấp phép cải tạo bao gồm những gì?
- Các cuộc gọi 116 từ số máy cố định có được miễn giá cước không? Doanh nghiệp viễn thông có phải định tuyến cuộc gọi 116 không?