Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
- Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác hay không?
- Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
- Tổ chức, doanh nghiệp nào cần tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác hay không?
Việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác có được xem là biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác được quy định tại Điều 4 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
4. Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
5. Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn, thư điện tử, gọi điện thoại.
6. Ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện tử phát tán tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
7. Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
8. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì việc ngăn chặn, thu hồi địa chỉ điện phát tán tin nhắn rác là một trong những biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
Ngoài ra, còn có những biện pháp chống, ngăn chặn tin nhắn rác như sau:
- Xây dựng, triển khai các hệ thống chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
- Xây dựng Bộ tiêu chí nhận diện tin nhắn rác.
- Theo dõi, giám sát, chia sẻ thông tin, dữ liệu về nguồn phát tán tin nhắn rác.
- Tiếp nhận, xử lý phản ánh về tin nhắn rác.
- Giám sát hoạt động cung cấp dịch vụ quảng cáo qua tin nhắn.
- Tăng cường phối hợp trong nước và quốc tế về chống, ngăn chặn tin nhắn rác.
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chống tin nhắn rác.
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào? (Hình từ internet)
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số nào?
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác được Cục An toàn thông tin xây dựng, vận hành trên đầu số được quy định tại Điều 5 Nghị định 91/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656), thư điện tử rác.
2. Khi thực hiện các chương trình quảng cáo, Người quảng cáo bằng tin nhắn phải gửi đồng thời bản sao tin nhắn quảng cáo tới hệ thống phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi rác (trên đầu số 5656) quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Người sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử có thể phản ánh, cung cấp các bằng chứng tới Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác quy định tại khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Cục An toàn thông tin thuộc Bộ Thông tin vầ Truyền thông xây dựng, vận hành Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác trên đầu số 5656.
Tổ chức, doanh nghiệp nào cần tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông?
Tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủy các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định tại Điều 6 Nghị định 91/2020/NĐ-CP như sau:
Điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác
1. Thông tin, dữ liệu từ Hệ thống tiếp nhận phản ánh tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác và các nguồn thông tin, dữ liệu khác được sử dụng để điều phối xử lý, ngăn chặn tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
2. Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin) là cơ quan điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác.
3. Tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, thư điện tử và Người quảng cáo có trách nhiệm tuân thủ các yêu cầu điều phối ngăn chặn, xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục An toàn thông tin).
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì Tổ chức, doanh nghiệp cần tuân thủy các yêu cầu điều phối ngăn chặn xử lý tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác của Bộ Thông tin và Truyền thông là các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet, thư điện tử và người quảng cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?