Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai có được xây dựng thống nhất theo quy định của Luật Đất đai mới?
Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai có được xây dựng thống nhất không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 163 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai
1. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.
...
Như vậy, theo quy định trên, hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng tập trung, thống nhất từ trung ương đến địa phương, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.
Theo đó, hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực đất đai; kết nối, chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của các Bộ, ngành, địa phương tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Lưu ý: Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai bao gồm 03 thành phần cơ bản sau đây:
- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin;
- Phần mềm của Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai có được xây dựng thống nhất theo quy định của Luật Đất đai mới? (Hình từ Internet)
Việc bảo đảm quyền tiếp cận hệ thống thông tin quốc gia về đất đai đối với người sử dụng đất là trách nhiệm của Nhà nước đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai
1. Bảo đảm quyền tiếp cận của người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân khác đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật; ưu tiên lựa chọn hình thức phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng vùng.
2. Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai cho người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân khác, trừ những thông tin thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
3. Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai đến người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân khác bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.
Như vậy, theo quy định, việc bảo đảm quyền tiếp cận của người sử dụng đất đối với Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai theo quy định của pháp luật là trách nhiệm của Nhà nước trong việc cung cấp thông tin đất đai.
Theo đó, Nhà nước ưu tiên lựa chọn hình thức cung cấp thông tin đất đai phù hợp với phong tục, tập quán và văn hóa truyền thống của từng dân tộc, từng vùng.
Ngoài ra, Nhà nước còn có các trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin đất đai như sau:
- Công bố kịp thời, công khai thông tin thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai cho người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân khác, trừ những thông tin thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Thông báo quyết định hành chính, hành vi hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai đến người sử dụng đất và tổ chức, cá nhân khác bị ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp.
Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Đất đai 2024, nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm những nội dung sau đây:
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, hợp tác quốc tế trong quản lý, sử dụng đất đai.
- Xác định địa giới đơn vị hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính.
- Đo đạc, chỉnh lý, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất và các bản đồ chuyên ngành về quản lý, sử dụng đất.
- Điều tra, đánh giá và bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất đai.
- Lập, điều chỉnh, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
- Giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, công nhận quyền sử dụng đất, trưng dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
- Điều tra, xây dựng bảng giá đất, giá đất cụ thể, quản lý giá đất.
- Quản lý tài chính về đất đai.
- Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, trưng dụng đất.
- Phát triển, quản lý và khai thác quỹ đất.
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính; cấp, đính chính, thu hồi, hủy giấy chứng nhận.
- Thống kê, kiểm kê đất đai.
- Xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
- Giải quyết tranh chấp đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai.
- Cung cấp, quản lý hoạt động dịch vụ công về đất đai.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đã bị thu hồi danh hiệu hoa hậu nhưng vẫn sử dụng để ký hợp đồng quảng cáo thì xử lý như thế nào?
- Thành viên giao dịch chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch có được tặng thông tin của Sở GDCK TPHCM cho bên thứ ba?
- Lời chúc 20 11 cho cô giáo mầm non ý nghĩa? Những lời chúc 20 11 cho cô giáo mầm non chọn lọc?
- Kinh doanh bất động sản và kinh doanh dịch vụ bất động sản khác nhau như thế nào theo quy định?
- Thế nào là đất trồng lúa? Nhà nước hỗ trợ 750.000 đồng/ha/năm đối với đất trồng lúa nào theo quy định?