Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không? Làm hư hỏng hệ thống thoát nước bị phạt bao nhiêu tiền?
Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật Đường sắt 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Công trình đường sắt là công trình xây dựng phục vụ giao thông vận tải đường sắt, bao gồm đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
...
Theo đó, hệ thống thoát nước là một phần của công trình đường sắt bên cạnh các thành phần như đường, cầu, cống, hầm, kè, tường chắn, ga, đề-pô, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống báo hiệu cố định, hệ thống cấp điện và các công trình, thiết bị phụ trợ khác của đường sắt.
Hệ thống thoát nước có phải là một phần của công trình đường sắt hay không? Làm hư hỏng hệ thống thoát nước bị phạt bao nhiêu tiền? (hình từ internet)
Làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường sắt bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Hành vi làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường sắt được quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân đổ, để rác thải sinh hoạt lên đường sắt hoặc xả rác thải sinh hoạt từ trên tàu xuống đường sắt.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Đổ, để chất độc hại, chất phế thải lên đường sắt hoặc xả chất thải không bảo đảm vệ sinh môi trường lên đường sắt;
b) Đổ trái phép đất, đá, vật liệu khác lên đường sắt hoặc để rơi đất, đá, vật liệu khác từ trên tàu xuống đường sắt trong quá trình vận chuyển;
c) Để chất dễ cháy, chất dễ nổ trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;
d) Làm che lấp tín hiệu giao thông đường sắt;
đ) Làm hư hỏng hoặc làm mất tác dụng của hệ thống thoát nước công trình đường sắt;
e) Đặt tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác trái phép trong lòng đường sắt hoặc trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
g) Bơm, xả nước hoặc các chất lỏng khác làm ngập nền đường sắt, ảnh hưởng đến khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước đường sắt hoặc ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn công trình đường sắt.
...
Theo đó, phạt hành chính số tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức làm hư hỏng hệ thống thoát nước công trình đường sắt.
Tổ chức, cá nhân phải khôi phục hiện trạng ban đầu của hệ thống thoát nước đã làm hư hỏng đúng không?
Theo điểm d khoản 6 Điều 51 Nghị định 100/2019/NĐ-CP như sau:
Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về bảo vệ công trình đường sắt
...
6. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1; điểm a, điểm b khoản 2 Điều này buộc phải đưa rác thải sinh hoạt; đất, đá, chất độc hại, chất phế thải và các vật liệu khác ra khỏi đường sắt;
b) Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 2 Điều này buộc phải đưa chất dễ cháy, dễ nổ ra khỏi phạm vi đất dành cho đường sắt;
c) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 2 Điều này buộc phải dỡ bỏ vật che khuất biển hiệu, mốc hiệu, tín hiệu của công trình đường sắt;
d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu (của hệ thống thoát nước công trình đường sắt) đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
đ) Thực hiện hành vi quy định tại điểm e khoản 2 Điều này buộc phải đưa tấm đan bê tông, gỗ, sắt thép, các vật liệu khác (đặt trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt;
e) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g khoản 2; khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5 Điều này buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra;
g) Thực hiện hành vi quy định tại điểm d khoản 4 Điều này buộc phải phá dỡ công trình xây dựng trái phép (không có giấy phép hoặc không đúng với giấy phép), khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu của hệ thống thoát nước công trình đường sắt đã bị thay đổi do mình gây ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?
- Cá nhân đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng có được hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm khi Nhà nước thu hồi đất?