Hệ thống thiết bị lái của du thuyền bao gồm những thành phần nào? Những quy định chung đối với hệ thống thiết bị lái của du thuyền như thế nào?

Cho tôi hỏi hệ thống thiết bị lái là đối tượng kiểm tra của Đăng kiểm trong quá trình đóng du thuyền đúng không? Hệ thống thiết bị lái của du thuyền bao gồm những thành phần nào? Những quy định chung đối với hệ thống thiết bị lái của du thuyền như thế nào? Câu hỏi của anh N.M.T (Long An).

Hệ thống thiết bị lái đối tượng kiểm tra của Đăng kiểm trong quá trình đóng du thuyền đúng không?

Hệ thống thiết bị lái của du thuyền được quy định tại tiết 1.3.5 tiểu mục 1.3 Chương 1 Phần 3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81: 2014/BGTVT về phân cấp và đóng du thuyền như sau:

Phạm vi giám sát
...
1.3.5 Giám sát trong đóng mới tàu
Các thiết bị, hệ thống thiết bị và phụ tùng sau là đối tượng kiểm tra của Đăng kiểm trong quá trình đóng tàu:
(1) Hệ thống thiết bị lái;
(2) Hệ thống thiết bị neo;
(3) Hệ thống thiết bị buộc tàu;
(4) Hệ thống thiết bị kéo;
(5) Dây buồm;
(6) Cẩu làm hàng;
(7) Cột thiết bị tín hiệu;
(8) Thiết bị đóng kín;
(9) Các phụ tùng sử dụng trong tình huống sự cố.

Theo đó, hệ thống thiết bị lái là đối tượng kiểm tra của Đăng kiểm trong quá trình đóng du thuyền.

Hệ thống thiết bị lái của du thuyền bao gồm những thành phần nào? Những quy định chung đối với hệ thống thiết bị lái của du thuyền như thế nào?

Hệ thống thiết bị lái của du thuyền (Hình từ Internet)

Hệ thống thiết bị lái của du thuyền bao gồm những thành phần nào?

Hệ thống thiết bị lái của du thuyền được quy định tại tiểu mục 1.3.1 tiểu mục 1.3 Chương 1 Phần 3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81: 2014/BGTVT về phân cấp và đóng du thuyền như sau:

Phạm vi giám sát
1.3.1 Các hệ thống thiết bị tàu được Đăng kiểm giám sát trong quá trình chế tạo
1 Hệ thống thiết bị lái
(1) Trục lái;
(2) Tấm bánh lái;
(3) Chốt lái với sống đuôi;
(4) Chốt dưới bánh lái, đạo lưu;
(5) Áo chốt lái;
(6) Các thiết bị cố định trục lái, trục lái với tấm bánh lái đạo lưu, chốt lái với sống đuôi;
(7) Chặn bánh lái;
(8) Bạc trục lái;
(9) Hầm trục lái;
(10) Chi tiết lái bằng tay;
(11) Chi tiết và nút lái bằng tay tại trục lái;
(12) Chi tiết và nút lái bằng tay từ xa.
...

Theo đó, hệ thống thiết bị lái của du thuyền được Đăng kiểm giám sát trong quá trình chế tạo gồm những thành phần sau:

- Trục lái;

- Tấm bánh lái;

- Chốt lái với sống đuôi;

- Chốt dưới bánh lái, đạo lưu;

- Áo chốt lái;

- Các thiết bị cố định trục lái, trục lái với tấm bánh lái đạo lưu, chốt lái với sống đuôi;

- Chặn bánh lái;

- Bạc trục lái;

- Hầm trục lái;

- Chi tiết lái bằng tay;

- Chi tiết và nút lái bằng tay tại trục lái;

- Chi tiết và nút lái bằng tay từ xa.

Những quy định chung đối với hệ thống thiết bị lái của du thuyền như thế nào?

Những quy định chung đối với hệ thống thiết bị lái của du thuyền được quy định tại tiểu mục 2.1 Chương 2 Phần 3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 81: 2014/BGTVT về phân cấp và đóng du thuyền như sau:

- Mỗi tàu phải có hệ thống thiết bị lái tin cậy để đảm bảo tính năng quay trở và giữ hướng cho tàu. Hệ thống thiết bị này bao gồm hệ thống thiết bị lái, chân vịt kiểu cánh, thiết bị đẩy chữ Z, động cơ ngoài tàu và các hệ thống thiết bị khác được Đăng kiểm thẩm định.

Bến nổi có thể không có hệ thống thiết bị lái.

Xét đến vùng hoạt động của tàu và điều kiện khai thác thì các tàu không tự hành không cần thiết phải có hệ thống thiết bị lái hoặc chỉ có bộ giảm lắc được lắp đặt sau khi thống nhất với Đăng kiểm trong từng trường hợp cụ thể.

- Vị trí người điều khiển phải có tầm nhìn phù hợp xung quanh tàu. Nếu từ trạm điều khiển sự cố không có tầm nhìn như vậy phải có liên lạc bằng giọng nói đến thuyền viên có tầm nhìn phù hợp.

- Tàu được lái bằng cách quay bánh lái, bơi chèo, quay đạo lưu chân vịt, thay đổi hướng đẩy của động cơ ngoài tàu hoặc bằng các phương pháp khác. Bánh lái có thể quay bằng máy lái hoặc bằng cần lái. Cần lái hoặc các hệ thống thiết bị cơ khí khác phải được trang bị trong tình huống sự cố (trừ nhóm thiết kế C, C1, C2, C3 và D).

- Góc bánh lái hoặc góc đẩy phải được nhìn từ vị trí người điều khiển hoặc bằng thiết bị hiển thị khác.

- Máy lái phải được thiết kế sao cho nó có thể dễ dàng tiếp cận để điều khiển và bảo dưỡng các chi tiết. Không được bố trí các thiết bị ở gần máy lái làm ảnh hưởng đến hoạt động của máy lái. Máy lái phải được thiết kế sao cho để tấm bánh lái không va vào thân tàu và làm hỏng các phần tử của máy lái.

- Yêu cầu của Chương này áp dụng cho hệ thống thiết bị lái có bánh lái như chỉ ra trong trong Hình 3/2.1.6. Đối với các bánh lái dạng khác có thể áp dụng quy định của QCVN 21: 2010/BGTVT (được thay thế bởi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 21: 2015/BGTVT).

Các hệ thống thiết bị lái đặc biệt như bánh lái có cách phía sau, bánh lái nhiều tấm cũng như thiết bị đẩy chữ Z, chân vịt kiểu cánh phải được Đăng kiểm xem xét trong từng trường hợp cụ thể.

Tùy vào mục đích, đặc điểm đặc điểm đặc biệt của tàu và chế độ hoạt động, chúng có thể cho phép sử dụng sau khi được Đăng kiểm thẩm định rằng tính năng lái của tàu ở tốc độ thấp được cung cấp bởi sự tác động đồng thời của thiết bị đã chỉ ra ở 2.1.1 và phương tiện lái tàu chủ động (AMSS).

HỆ THỐNG THIẾT BỊ LÁI TÀU

- Trong mọi trường hợp bánh lái phải có hai gối, trong khi đó phụ thuộc vào loại hệ thống thiết bị lái thì chốt gót ky có thể được xem là một gối. Không cho phép gối bằng hệ thống giữ bằng năng lượng trừ khi chúng không làm mục đích trên. Đăng kiểm không quy định số lượng chốt lái đỡ bánh lái.

- Giá trị áp lực thực tế của bạc chốt lái và trục lái không được vượt quá giá trị cho trong Bảng 3/2.1.8

HỆ THỐNG THIẾT BỊ LÁI TÀU

Du thuyền
Quy chuẩn Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký thông số kỹ thuật và mã nhận dạng khung xe mới nhất áp dụng từ ngày 05/12/2024?
Pháp luật
Theo QCVN 24:2016/BYT, mức tiếp xúc với tiếng ồn của NLĐ tại nơi làm việc bình thường trong 8 giờ không được vượt quá bao nhiêu decibel (dBA)?
Pháp luật
Các yếu tố nguy hiểm, có hại có thể gây ra những hậu quả gì với người làm việc trong không gian hạn chế?
Pháp luật
Theo QCVN 22:2016/BYT, khu vực Các phòng làm việc chung, phòng hồ sơ, photocopy thì độ rọi chiếu sáng tối thiểu là bao nhiêu lux?
Pháp luật
QCVN 35:2024/BGTVT về Đèn chiếu sáng phía trước của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ từ ngày 1/10/2024 theo Thông tư 07/2024/TT-BGTVT ra sao?
Pháp luật
QCVN 115:2024/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đường bộ cao tốc ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BGTVT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Hướng dẫn một số nội dung của Quy chuẩn Việt Nam 06:2022/BXD theo Công văn 98/C07-P4 năm 2023 ra sao?
Pháp luật
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các phép đo phát xạ EMC mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
QCVN 05:2016/BTC Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia với phao tròn cứu sinh dự trữ quốc gia như thế nào?
Pháp luật
Nhà hàng có cần tuân thủ quy định về tiếng ồn không? Nếu có thì giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn của nhà hàng là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Du thuyền
991 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Du thuyền Quy chuẩn Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào