Hệ thống thiết bị cốp pha trượt là gì? Cấu tạo hệ thống thiết bị cốp pha trượt được quy định như thế nào?
Hệ thống thiết bị cốp pha trượt là gì? Cấu tạo hệ thống thiết bị cốp pha trượt được quy định như thế nào?
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012 thì hệ thống thiết bị cốp pha trượt là một hệ thống thiết bị đồng bộ cung cấp tất cả những gì cần thiết để thực hiện dây chuyền công nghệ thi công công trình bê tông cốt thép toàn khối bằng cốp pha trượt.
Theo tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012 thì hệ thống thiết bị cốp pha trượt bao gồm: Giá nâng, vành gông, cốp pha, sàn công tác, giàn giáo treo, hệ thống thiết bị nâng (kích thủy lực, ty kích, trạm bơm dầu), hệ thống vận chuyển vật liệu theo phương ngang và theo phương đứng, hệ thống điện thi công, hệ thống thông tin, tín hiệu, hệ thống thiết bị đo và quan trắc để khống chế đảm bảo độ chính xác và chất lượng thi công.
Hệ thống thiết bị cốp pha trượt (Hình từ Internet)
Việc lắp đặt hệ thống thiết bị cốp pha trượt phải đáp ứng những yêu cầu chung nào?
Theo tiết 7.1.1 tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012 thì việc lắp đặt hệ thống thiết bị cốp pha trượt phải đáp ứng những yêu cầu chung sau:
(1) Chỉ thực hiện lắp đặt hệ thống thiết bị cốp pha trượt sau khi kết thúc toàn bộ công việc đổ bê tông đến cao trình thi công bằng cốp pha trượt. Lớp bê tông đầu tiên cao từ 10 cm đến 15 cm của phần thi công bằng cốp pha trượt nên thi công cùng với phần bê tông đổ trước khi trượt.
(2) Lắp đặt hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần tuân thủ bản vẽ thiết kế thi công lắp đặt và thực hiện theo trình tự sau:
+ Lắp giá nâng. Đối với loại sàn công tác có kiểu dầm nan quạt hoặc dàn kiểu nan quạt thì nên lắp đồng thời với giá nâng cả dầm nan quạt hoặc dàn nan quạt cùng với dầm vòng của chúng.
+ Lắp vành gông trong và vành gông ngoài, hệ thống thanh căng, tăng đơ giữ ổn định.
+ Buộc cốt thép đứng và cốt thép ngang ở dưới dầm ngang của giá nâng, đặt các chi tiết chôn sẵn, khuôn cửa, lỗ chờ.
+ Lắp đặt cốt pha.
+ Lắp sàn công tác bên trong và bên ngoài.
+ Lắp hệ thống thiết bị nâng, hệ thống vận tải đứng, hệ thống vận chuyển ngang bê tông trên sàn công tác, hệ thống điện, nước, thông tin, tín hiệu, các thiết bị quan trắc và các điểm đo.
+ Lắp đặt ty kích.
+ Lắp đặt giáo treo trong, giáo treo ngoài khi sàn công tác trượt đến độ cao phù hợp.
(3) Các bộ phận hệ thống thiết bị cốp pha trượt sau khi lắp đặt xong phải bảo đảm đủ cứng, ổn định và hoạt động bình thường trong suốt quá trình thi công và trong mọi điều kiện thời tiết. Nếu trong thiết kế không quy định thì sai lệch khi lắp đặt các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt không vượt quá giá trị sai số cho phép ghi trong Bảng 2.
Tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt được thực hiện theo thứ tự nào?
Thứ tự tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt được quy định tại Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9342:2012 như sau:
Tháo dỡ thiết bị cốp pha trượt
8.1 Trước khi tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần lập biện pháp thi công trong đó nêu rõ: phương pháp, trình tự tháo dỡ, thiết bị sử dụng, biện pháp an toàn.
8.2 Nên áp dụng kiểu dỡ tổng thể theo từng cụm rồi sau đó tháo rời các chi tiết ra ở dưới mặt đất.
8.3 Thiết bị vận chuyển, cẩu nâng dùng để thi công tháo dỡ có chứng chỉ kiểm định hợp chuẩn mới nên sử dụng.
8.4 Chỉ nên tiến hành tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt khi cường độ của bê tông công trình đạt được 75 % mác thiết kế.
8.5 Công tác tháo dỡ nên thực hiện vào ban ngày.
8.6 Trình tự tháo dỡ nên thực hiện theo thứ tự sau:
a) Tháo dỡ thanh chống;
b) Tháo dỡ thiết bị thi công trên sàn công tác;
c) Tháo dỡ hệ thống ống dẫn dầu;
d) Tháo dỡ kích và trạm bơm dầu;
e) Tháo dỡ sàn công tác;
f) Tháo dỡ giáo treo trong, giáo treo ngoài;
g) Tháo dỡ giá nâng kèm theo vành gông và cốp pha.
8.7 Các bộ phận của hệ thống thiết bị cốp pha trượt sau khi tháo dỡ cần được làm sạch và bảo dưỡng.
Như vậy, trước khi tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt cần lập biện pháp thi công trong đó nêu rõ: phương pháp, trình tự tháo dỡ, thiết bị sử dụng, biện pháp an toàn.
Chỉ nên tiến hành tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt khi cường độ của bê tông công trình đạt được 75% mác thiết kế.
Việc tháo dỡ hệ thống thiết bị cốp pha trượt được thực hiện theo thứ tự sau:
+ Tháo dỡ thanh chống.
+ Tháo dỡ thiết bị thi công trên sàn công tác.
+ Tháo dỡ hệ thống ống dẫn dầu.
+ Tháo dỡ kích và trạm bơm dầu.
+ Tháo dỡ sàn công tác.
+ Tháo dỡ giáo treo trong, giáo treo ngoài.
+ Tháo dỡ giá nâng kèm theo vành gông và cốp pha.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tinh gọn bộ máy cấp huyện: Thay thế những người kém năng lực không hoàn thành nhiệm vụ theo Nghị quyết 18?
- Tổng hợp mẫu quyết định cho thôi việc mới nhất 2025? Tải mẫu quyết định cho thôi việc năm 2025?
- Giao 3.212 biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính tỉnh Nghệ An? Tải về phụ lục xem chi tiết?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với trường hợp giấy phép bị mất hoặc hư hỏng?
- Cách viết phong bì mừng thọ người cao tuổi 2025 hay và ý nghĩa? Cách viết phong bì mừng thọ 70, 75, 80, 85, 90, 95, 100 tuổi?