Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
- Quy định về nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
- Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và cấp 5 của tài khoản 121 về các khoản đầu tư không?
Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào?
Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-NHNN bao gồm hệ thống các tài khoản kế toán cấp 2 và cấp 3 như sau:
+ Tài khoản 1211 - Trái phiếu Chính phủ
Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại trái phiếu Chính phủ mà tổ chức tài chính vi mô đang đầu tư.
Bên Nợ: - Giá trị trái phiếu Chính phủ tổ chức tài chính vi mô mua vào.
Bên Có:
- Giá trị trái phiếu Chính phủ tổ chức tài chính vi mô bán ra.
- Giá trị trái phiếu Chính phủ được thanh toán tiền.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh giá trị trái phiếu Chính phủ hiện tổ chức tài chính vi mô đang đầu tư.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng loại trái phiếu Chính phủ.
+ Tài khoản 1212 - Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tổ chức tài chính vi mô gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
+ Tài khoản 12121 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tại các tổ chức tín dụng
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn bằng đồng Việt Nam tổ chức tài chính vi mô gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
Bên Nợ: - Số tiền tổ chức tài chính vi mô gửi vào các tổ chức tín dụng khác.
Bên Có: - Số tiền tổ chức tài chính vi mô rút ra.
Số dư bên Nợ: - Số tiền của tổ chức tài chính vi mô đang gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng nhận tiền gửi.
+ Tài khoản 12122 - Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng
Tài khoản này dùng để phản ánh số tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ tổ chức tài chính vi mô gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
Bên Nợ:
- Giá trị ngoại tệ tổ chức tài chính vi mô gửi vào các tổ chức tín dụng khác.
- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Bên Có:
- Giá trị ngoại tệ tổ chức tài chính vi mô rút ra.
- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh giá trị ngoại tệ của tổ chức tài chính vi mô đang gửi tại các tổ chức tín dụng khác.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng tổ chức tín dụng nhận tiền gửi.
+ Tài khoản 1218 - Các khoản đầu tư khác
Các tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các khoản đầu tư khác mà tổ chức tài chính vi mô đang đầu tư.
Bên Nợ: - Giá trị các khoản đầu tư tăng.
Bên Có: - Giá trị các khoản đầu tư giảm.
Số dư bên Nợ: - Phản ánh giá trị khoản đầu tư khác hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản đầu tư.
+ Tài khoản 1219 - Dự phòng các khoản đầu tư
Tài khoản này dùng để phản ánh tình hình trích lập, xử lý và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư trái phiếu Chính phủ, các khoản đầu tư khác, tổ chức tài chính vi mô phải tuân thủ theo đúng quy định hiện hành về việc trích lập, xử lý và hoàn nhập dự phòng tổn thất các khoản đầu tư theo quy định pháp luật.
Bên Nợ:
- Số dự phòng của khoản đầu tư được sử dụng.
- Số dự phòng của khoản đầu tư được hoàn nhập.
Bên Có: - Số dự phòng của khoản đầu tư được trích lập.
Số dư bên Có: - Phản ánh số dự phòng tổn thất của khoản đầu tư hiện có của tổ chức tài chính vi mô.
Hạch toán chi tiết: Mở 01 tài khoản chi tiết.
Như vậy, hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô được quy định như trên.
Hệ thống tài khoản kế toán của tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Quy định về nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô như thế nào?
Nguyên tắc kế toán áp dụng đối với tài khoản 121 về các khoản đầu tư của tổ chức tài chính vi mô theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
- Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm của các khoản đầu tư của TCTCVM được phép đầu tư theo quy định của pháp luật. TCTCVM không được sử dụng tài khoản này trong trường hợp pháp luật chưa có quy định hoặc TCTCVM chưa được cấp phép về hoạt động đầu tư;
- Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng khoản đầu tư theo từng kỳ hạn, từng đối tượng nhận đầu tư, ngày phát hành, lãi suất, ngày đến hạn...;
- TCTCVM phải hạch toán đầy đủ, kịp thời doanh thu, chi phí phát sinh từ các khoản đầu tư theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán;
- Việc trích lập và sử dụng dự phòng tổn thất đối với khoản đầu tư được thực hiện theo quy định của pháp luật;
- Đối với các khoản đầu tư, nếu chưa được lập dự phòng phải thu khó đòi theo quy định của pháp luật, kế toán phải đánh giá khả năng thu hồi. Trường hợp có bằng chứng chắc chắn cho thấy một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được, kế toán phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh trên Báo cáo tài chính về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.
Tổ chức tài chính vi mô có được phép mở thêm tài khoản kế toán cấp 4 và cấp 5 của tài khoản 121 về các khoản đầu tư không?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-NHNN như sau:
Phương pháp hạch toán, kế toán
1. Phương pháp mở và hạch toán trên các tài khoản:
a) TCTCVM được mở thêm các tài khoản cấp 4 và các tài khoản cấp 5 đối với những tài khoản quy định Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư này nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của TCTCVM nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
TCTCVM chỉ được mở và sử dụng các tài khoản quy định tại Thông tư này khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động;
...
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô được phép mở thêm tài khoản cấp 4 và tài khoản cấp 5 của tài khoản 121 về các khoản đầu tư nhằm phục vụ yêu cầu quản lý nghiệp vụ của tổ chức tài chính vi mô nhưng phải phù hợp với nội dung, kết cấu và phương pháp hạch toán của các tài khoản tổng hợp tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?