Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị là gì và phải đảm bảo thực hiện được các nội dung nào?

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị được kiểm tra, chứng nhận định kỳ khi nào? Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị phải đảm bảo thực hiện được các nội dung nào? Thắc mắc đến từ bạn T.L ở Long Thành.

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị là gì?

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị được giải thích tại khoản 7 Điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT cụ thể:

Hệ thống quản lý an toàn vận hành là hệ thống quản lý của Tổ chức vận hành, bao gồm các quy định, hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và các quy trình quản lý của Tổ chức vận hành được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn, được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kiểm soát hiệu quả các rủi ro.

Theo đó, hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị là hệ thống quản lý của Tổ chức vận hành, bao gồm các quy định, hướng dẫn về cơ cấu tổ chức và các quy trình quản lý của Tổ chức vận hành được xây dựng phù hợp với tiêu chuẩn quản lý an toàn, được cấp có thẩm quyền phê duyệt để kiểm soát hiệu quả các rủi ro.

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị

(Hình từ Internet)

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị phải đảm bảo thực hiện được các nội dung nào?

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị phải đảm bảo thực hiện được các nội dung quy định ở khoản 2 Điều 5 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 2 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT, khoản 4 Điều 3 Thông tư 32/2020/TT-BGTVT cụ thể:

Quy định về hệ thống quản lý an toàn vận hành
1. Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý an toàn và được Cục Đường sắt Việt Nam kiểm tra, chứng nhận định kỳ trong quá trình khai thác.
2. Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải đảm bảo thực hiện được ít nhất các nội dung sau đây:
a) Chính sách an toàn được người đại diện theo pháp luật của Tổ chức vận hành phê duyệt và được phổ biến trong nội bộ tổ chức;
b) Các mục tiêu an toàn bao gồm: mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Mục tiêu định tính là các mục tiêu về đánh giá, xếp hạng mức an toàn, mục tiêu định lượng là các mục tiêu số liệu cụ thể có thể đo đếm được;
c) Kế hoạch an toàn: kế hoạch thực hiện các mục tiêu an toàn;
d) Quản lý sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và tuân thủ quy định vận hành liên quan;
đ) Quản lý sự thay đổi;
e) Quản lý rủi ro;
g) Quản lý năng lực người làm công tác vận hành, bảo trì hệ thống;
h) Quản lý đào tạo nguồn nhân lực quản lý an toàn;
i) Quản lý tài liệu, trao đổi thông tin liên quan đến an toàn;
k) Quản lý tình huống khẩn cấp: các quy định về công tác cứu hộ, cảnh báo, thông tin và phối hợp với các bên liên quan trong trường hợp khẩn cấp;
l) Quản lý điều tra tai nạn, sự cố: đảm bảo các tai nạn, sự cố, các tình huống nguy hiểm được ghi chép, điều tra và phân tích cùng với các biện pháp khắc phục phòng ngừa cần thiết được áp dụng;
m) Đánh giá nội bộ.

Như vậy, hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị phải đảm bảo thực hiện được ít nhất các nội dung sau đây:

- Chính sách an toàn được người đại diện theo pháp luật của Tổ chức vận hành phê duyệt và được phổ biến trong nội bộ tổ chức;

- Các mục tiêu an toàn bao gồm: mục tiêu định tính và mục tiêu định lượng. Mục tiêu định tính là các mục tiêu về đánh giá, xếp hạng mức an toàn, mục tiêu định lượng là các mục tiêu số liệu cụ thể có thể đo đếm được;

- Kế hoạch an toàn: kế hoạch thực hiện các mục tiêu an toàn;

- Quản lý sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật và tuân thủ quy định vận hành liên quan;

- Quản lý sự thay đổi;

- Quản lý rủi ro;

- Quản lý năng lực người làm công tác vận hành, bảo trì hệ thống;

- Quản lý đào tạo nguồn nhân lực quản lý an toàn;

- Quản lý tài liệu, trao đổi thông tin liên quan đến an toàn;

- Quản lý tình huống khẩn cấp: các quy định về công tác cứu hộ, cảnh báo, thông tin và phối hợp với các bên liên quan trong trường hợp khẩn cấp;

- Quản lý điều tra tai nạn, sự cố: đảm bảo các tai nạn, sự cố, các tình huống nguy hiểm được ghi chép, điều tra và phân tích cùng với các biện pháp khắc phục phòng ngừa cần thiết được áp dụng;

- Đánh giá nội bộ.

Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị được kiểm tra, chứng nhận định kỳ khi nào?

Kiểm tra, chứng nhận định kỳ của hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị khoản 1 Điều 13 Thông tư 31/2018/TT-BGTVT như sau:

Quy định về kiểm tra, chứng nhận định kỳ hệ thống quản lý an toàn vận hành
1. Sau 36 tháng, kể từ ngày tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới được đưa vào vận hành, Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được kiểm tra, chứng nhận định kỳ lần đầu. Trước khi kết thúc thời hạn 36 tháng ít nhất 02 tháng, Hệ thống quản lý an toàn vận hành phải được tiến hành kiểm tra, chứng nhận định kỳ.
...

Như vậy, sau 36 tháng, kể từ ngày tuyến đường sắt đô thị xây dựng mới được đưa vào vận hành, hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị phải được kiểm tra, chứng nhận định kỳ lần đầu.

Bên cạnh đó, trước khi kết thúc thời hạn 36 tháng ít nhất 02 tháng, Hệ thống quản lý an toàn vận hành của tuyến đường sắt đô thị phải được tiến hành kiểm tra, chứng nhận định kỳ.

Đường sắt đô thị Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Đường sắt đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Yêu cầu chung đối với đường sắt đô thị theo quy định mới nhất
Pháp luật
Ban hành Quyết định 97/2024 quy định về quản lý, điều hành giao thông vận tải đường sắt đô thị tại TP HCM?
Pháp luật
Trước khi đưa vào khai thác thì đường sắt đô thị xây dựng mới có cần phải được đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống không?
Pháp luật
Ga khu đoạn là gì? Khi thiết kế xây dựng mới ga khu đoạn cần phải căn cứ vào những yếu tố nào?
Pháp luật
Ga trung gian là gì? Với các ga đường sắt trung gian lớn thì nên chọn vị trí đường lánh nạn nằm ở vị trí nào?
Pháp luật
Đường sắt đô thị xây dựng mới trước khi đưa vào khai thác có cần phải có Giấy chứng nhận thẩm định hồ sơ an toàn hệ thống không?
Pháp luật
Đường lánh nạn là gì? Đường lánh nạn trên tuyến đường sắt quốc gia chỉ được thiết kế, xây dựng khi nào?
Pháp luật
Hệ thống quản lý an toàn vận hành đường sắt đô thị được xây dựng nhằm mục đích gì? Có những thành phần cơ bản nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh đường sắt đô thị không báo cáo kịp thời các vi phạm về kết nối tuyến đường sắt bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Khi thiết kế tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm phải xem xét các yếu tố nào? Đất dùng để xây dựng đường sắt quy định ra sao?
Pháp luật
Việc nâng cấp tuyến đường sắt đô thị khổ đường 1000 mm cần đáp ứng các yêu cầu chung nào? Ray sử dụng cho kiến trúc tầng trên được quy định ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt đô thị
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
1,537 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt đô thị

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đường sắt đô thị

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào