Hệ thống pháp luật là gì? Hệ thống pháp luật có cấu trúc như thế nào? Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam?
Hệ thống pháp luật là gì? Hệ thống pháp luật có cấu trúc như thế nào?
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Hệ thống pháp luật là tập hợp tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, những quy tắc xử sự chung được quy định một cách khách quan bởi các điều kiện kinh tế - xã hội, được phân chia thành các bộ phận cấu thành khác nhau, phù hợp với đặc điểm tính chất của các quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh, nhưng các bộ phận ấy có mối quan hệ qua lại chặt chẽ và thống nhất với nhau theo những tiêu chí nhất định như bản chất, nội dung, mục đích.
Hệ thống pháp luật bao gồm hệ thống cấu trúc bên trong và hệ thống cấu trúc bên ngoài như sau:
(1) Hệ thống cấu trúc bên trong là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân chia thành các ngành luật, mỗi ngành luật lại được cấu tạo bởi một bộ phận các quy phạm pháp luật có sự thống nhất nội tại, có chung đối tượng và phương pháp điều chỉnh.
Trong mỗi bộ phận lại được phân bổ thành những bộ phận nhỏ hơn hợp thành các chế định pháp luật và mỗi chế định pháp luật lại được hình thành từ các quy phạm pháp luật;
(2) Hệ thống cấu trúc bên ngoài là tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự luật định nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng.
Hệ thống cấu trúc bên ngoài được phân định thành các văn bản luật và văn bản dưới luật.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
>> Xem chi tiết Sơ đồ hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam mới nhất (Sơ đồ hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam) tại đây: TẢI VỀ
Hệ thống pháp luật là gì? Hệ thống pháp luật có cấu trúc như thế nào? Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam? (Hình từ Internet)
Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam gồm những ngành nào? Nguồn kinh phí cho công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật được lấy từ đâu?
Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay bao gồm:
- Luật Hiến pháp (Constitutional Law).
- Luật dân sự (Civil Law).
- Luật tài chính (Finance Law).
- Luật đất đai (Land Law).
- Luật hành chính (Administrative Law).
- Luật lao động (Labour Law).
- Luật hôn nhân và gia đình (Marriage and Family Law).
- Luật hình sự (Criminal Law).
- Luật tố tụng hình sự (Criminal Procedure Law).
- Luật tố tụng dân sự (Civil Procedure Law).
- Luật kinh tế (Economic Law).
- Luật quốc tế (International Law).
Đồng thời, căn cứ theo Điều 179 Nghị định 34/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Nguồn kinh phí
1. Kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành.
2. Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan thực hiện được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Theo đó, kinh phí bảo đảm cho công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật do ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp hiện hành.
Trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật, các cơ quan thực hiện được sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ các dự án, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để bổ sung vào kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Cơ quan nào có thẩm quyền ban hành Bộ luật, luật?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ quan ban hành Bộ luật, luật là Quốc hội.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 thì Quốc hội ban hành luật để quy định:
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
- Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
- Quốc phòng, an ninh quốc gia;
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
- Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước;
- Chính sách cơ bản về đối ngoại;
- Trưng cầu ý dân;
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp;
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ 2025 không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe biển số xe khi thay đổi chủ xe bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Phiếu khám bệnh vào viện mới nhất? Ghi chép hồ sơ bệnh án cần lưu ý điều gì? Người bệnh được ghi chép hồ sơ bệnh án khi nào?
- Thời gian trích khấu hao tài sản cố định do doanh nghiệp tự quyết định đúng không? TSCĐ nào của doanh nghiệp không phải trích khấu hao?
- Năm 2025, xe máy rẽ phải khi đèn đỏ gây tai nạn giao thông bị phạt 14 triệu đồng? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Biên bản bàn giao xe cho thuê theo hợp đồng thuê xe mới nhất? Giá thuê xe trong hợp đồng do ai quyết định?