Hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài là gì? Thiết bị điều khiển của hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài có bao nhiêu loại?
Hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài là gì?
Hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài được giải thích theo tiểu mục 3.2 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6821:2010 (ISO 611:2003) cụ thể:
Thiết bị phanh và các hệ thống phanh – Yêu cầu chung
3.2. Hệ thống phanh
Tổ hợp của các bộ phận để thực hiện một hoặc nhiều chức năng sau:
- kiểm soát (thông thường là để giảm) tốc độ của xe;
- dừng xe lại hoặc giữ xe đứng yên
...
3.2.4. Hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài
Tập hợp tất cả các bộ phận trên xe cho phép người lái làm giảm tốc độ của xe hoặc giữ cho xe đi xuống dốc dài ở một vận tốc gần như không đổi mà hầu như không làm mòn và hư hỏng cơ cấu phanh ma sát; hệ thống này có thể có nhiều thiết bị hãm.
CHÚ THÍCH: Một hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài có thể bao gồm:
- bộ phận (các bộ phận) cung cấp năng lượng (5.1),
- bộ phận (các bộ phận) điều khiển (5.3),
- bộ phận (các bộ phận) truyền dẫn (5.4),
- bộ hãm (các bộ phận) chậm dần (5.5.3),
- thiết bị (các thiết bị) tiêu tán năng lượng, và
- thiết bị (các thiết bị) phụ trợ.
Theo đó, hệ thống phanh là tổ hợp của các bộ phận để thực hiện một hoặc nhiều chức năng sau:
- Kiểm soát (thông thường là để giảm) tốc độ của xe;
- Dừng xe lại hoặc giữ xe đứng yên
Hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài là: Tập hợp tất cả các bộ phận trên xe cho phép người lái làm giảm tốc độ của xe hoặc giữ cho xe đi xuống dốc dài ở một vận tốc gần như không đổi mà hầu như không làm mòn và hư hỏng cơ cấu phanh ma sát; hệ thống này có thể có nhiều thiết bị hãm.
CHÚ THÍCH: Một hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài có thể bao gồm:
- Bộ phận (các bộ phận) cung cấp năng lượng (5.1),
- Bộ phận (các bộ phận) điều khiển (5.3),
- Bộ phận (các bộ phận) truyền dẫn (5.4),
- Bộ hãm (các bộ phận) chậm dần (5.5.3),
- Thiết bị (các thiết bị) tiêu tán năng lượng, và
- Thiết bị (các thiết bị) phụ trợ.
Hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài (Hình từ Internet)
Thiết bị điều khiển của hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài có bao nhiêu loại?
Các loại thiết bị điều khiển của hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài theo Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6821:2010 (ISO 611:2003) cụ thể:
Thiết bị phanh và các hệ thống phanh – Yêu cầu chung
...
3.2.4.1. Các loại thiết bị điều khiển của hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài
3.2.4.1.1. Thiết bị điều khiển độc lập
Thiết bị điều khiển hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài độc lập với hệ thống phanh chính.
3.2.4.1.2. Thiết bị điều khiển tích hợp
Thiết bị hợp nhất với thiết bị điều khiển hệ thống phanh chính (3.2.1) sao cho cả hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài và hệ thống phanh chính hoạt động đồng thời hoặc theo những giai đoạn (pha) thích hợp khi làm việc.
3.2.4.1.3. Thiết bị ngắt
Thiết bị ngắt sự hoạt động của hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài khỏi liên kết với hoạt động của hệ thống phanh chính (3.2.1)
3.2.4.2. Thiết bị hãm chậm dần
Xem 5.5.3.
Theo đó, thiết bị điều khiển của hệ thống phanh bổ trợ trên dốc dài có 4 loại sau:
- Thiết bị điều khiển độc lập
- Thiết bị điều khiển tích hợp
- Thiết bị ngắt
- Thiết bị hãm chậm dần.
Hệ thống phanh theo bộ phận cung cấp năng lượng được phân loại như thế nào?
Phân loại hệ thống phanh theo bộ phận cung cấp năng lượng theo Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6821:2010 (ISO 611:2003) cụ thể:
Phân loại hệ thống phanh theo bản chất của các bộ phận cấu thành
4.1. Phân loại hệ thống phanh theo bộ phận cung cấp năng lượng (5.1)
4.1.1. Hệ thống phanh dùng lực cơ bắp
Hệ thống phanh trong đó năng lượng cần thiết để tạo ra lực phanh được cung cấp chỉ do lực cơ bắp của người lái.
4.1.2. Hệ thống phanh có trợ lực
Hệ thống phanh trong đó năng lượng cần thiết để tạo ra lực phanh được cung cấp bởi lực cơ bắp của người lái và được hỗ trợ bởi một hoặc nhiều bộ phận cung cấp năng lượng (5.1), ví dụ như: hệ thống phanh trợ lực chân không (với trợ lực chân không), hệ thống phanh trợ lực khí nén (với trợ lực khí nén), hệ thống phanh trợ lực thủy lực (với trợ lực thủy lực).
4.1.3. Hệ thống phanh không dùng lực cơ bắp/sử dụng hoàn toàn năng lượng được cung cấp
Hệ thống phanh trong đó năng lượng cần thiết để tạo ra lực phanh được cung cấp bởi một hoặc nhiều bộ phận cung cấp năng lượng (5.1) ngoại trừ lực cơ bắp của người lái, ví dụ như: hệ thống phanh khí nén hoàn toàn, hệ thống phanh thủy lực hoàn toàn, hệ thống phanh khí nén-thủy lực (4.2.4).
CHÚ THÍCH: Loại trừ trong định nghĩa trên, hệ thống phanh trong đó người lái có thể tạo ra lực phanh bằng tác động cơ bắp lên hệ thống trong trường hợp hư hỏng nguồn năng lượng.
4.1.4. Hệ thống phanh quán tính
Hệ thống phanh của moóc trong đó năng lượng cần thiết để tạo ra lực phanh phát sinh từ lực đẩy tạo ra khi moóc dịch chuyển sát lại với xe kéo.
4.1.5. Hệ thống phanh trọng lực
Hệ thống phanh của moóc trong đó năng lượng cần thiết để tạo ra lực phanh phát sinh từ sự hạ thấp khối lượng của một bộ phận moóc do tác động của trọng lực.
4.1.6. Hệ thống phanh lò xo
Hệ thống phanh trong đó năng lượng cần thiết để phanh được cung cấp bởi một hay nhiều lò xo bị nén, tác động như một bộ tích năng.
Theo đó, hệ thống phanh theo bộ phận cung cấp năng lượng được phân loại như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?
- Viết bài văn tả con vật trên tivi lớp 4? Tả con vật em đã được quan sát trên ti vi lớp 4 hay nhất?
- Phạm vi hoạt động của Quỹ Hỗ trợ nông dân được quy định như thế nào? Bộ máy giúp việc của Quỹ Hỗ trợ nông dân gồm có ai?
- Tải mẫu biên bản cuộc họp công ty năm 2025 hoàn chỉnh? File Word biên bản cuộc họp công ty mới nhất?