Hệ thống mạng nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân phải được thiết kế phân vùng theo chức năng cơ bản nào?

Cho hỏi: Hệ thống mạng nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân phải được thiết kế phân vùng theo chức năng cơ bản nào? Đơn vị trực thuộc tham gia kết nối, sử dụng hệ thống mạng nội bộ có trách nhiệm như thế nào? - câu hỏi của anh Thành (Bình Dương)

Hệ thống mạng nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân phải được thiết kế phân vùng theo chức năng cơ bản nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống mạng
1. Hệ thống mạng nội bộ (LAN) phải được thiết kế phân vùng theo chức năng cơ bản, bao gồm: vùng mạng người dùng; vùng mạng kết nối hệ thống ra bên ngoài Internet và các mạng khác; vùng mạng máy chủ công cộng; vùng mạng máy chủ nội bộ; vùng mạng máy chủ cơ sở dữ liệu, vùng mạng máy chủ quản trị. Dữ liệu trao đổi giữa các vùng mạng phải được quản lý, giám sát bởi hệ thống các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật.
...

Căn cứ trên quy định Hệ thống mạng nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân phải được thiết kế phân vùng theo chức năng cơ bản bao gồm:

- Vùng mạng người dùng;

- Vùng mạng kết nối hệ thống ra bên ngoài Internet và các mạng khác;

- Vùng mạng máy chủ công cộng;

- Vùng mạng máy chủ nội bộ;

- Vùng mạng máy chủ cơ sở dữ liệu, vùng mạng máy chủ quản trị.

Dữ liệu trao đổi giữa các vùng mạng phải được quản lý, giám sát bởi hệ thống các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật.

Đơn vị trực thuộc tham gia kết nối, sử dụng hệ thống mạng nội bộ có trách nhiệm như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 10 Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:

Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống mạng
...
2. Đơn vị trực thuộc tham gia kết nối, sử dụng hệ thống mạng nội bộ có trách nhiệm bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống mạng nội bộ và các thiết bị của mình khi thực hiện kết nối vào mạng nội bộ; thông báo sự cố hoặc các hành vi phá hoại, xâm nhập bất hợp pháp về đơn vị chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin mạng để xử lý; không được tìm cách truy cập dưới bất cứ hình thức nào vào các khu vực không được phép truy cập.
3. Các hệ thống cáp mạng máy tính phải được lắp đặt trong ống, máng che đậy kín, hạn chế khả năng tiếp cận trái phép.

Theo quy định nêu trên thì đơn vị trực thuộc tham gia kết nối, sử dụng hệ thống mạng nội bộ có trách nhiệm:

- Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với hệ thống mạng nội bộ và các thiết bị của mình khi thực hiện kết nối vào mạng nội bộ;

- Thông báo sự cố hoặc các hành vi phá hoại, xâm nhập bất hợp pháp về đơn vị chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin mạng để xử lý;

- Không được tìm cách truy cập dưới bất cứ hình thức nào vào các khu vực không được phép truy cập.

Hệ thống mạng nội bộ

Hệ thống mạng nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân phải được thiết kế phân vùng theo chức năng cơ bản nào? (Hình từ Internet)

Hành vi nào bị nghiêm cấm khi sử dụng hệ thống mạng nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân?

Theo khoản 1 Điều 4 Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm
Ngoài các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của Luật an ninh mạng và các văn bản pháp luật khác, thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
1. Nghiêm cấm soạn thảo, lưu trữ, sao chụp thông tin bí mật nhà nước trên máy tính hoặc thiết bị khác có tính năng lưu trữ thông tin có kết nối Internet; kết nối vật lý hệ thống mạng nội bộ chứa thông tin bí mật nhà nước với mạng Internet và ngược lại.
2. Nghiêm cấm chuyển đổi mục đích sử dụng từ máy tính dùng để soạn thảo, lưu trữ thông tin mật có nội dung bí mật nhà nước sang máy tính có kết nối Internet và ngược lại mà chưa có giải pháp hủy dữ liệu triệt để.
3. Nghiêm cấm sử dụng thiết bị nhớ ngoài USB, ổ cứng di động và các thiết bị, phương tiện điện tử có khả năng lưu trữ dữ liệu khác để sao chép dữ liệu giữa các máy tính soạn thảo nội dung bí mật nhà nước với máy tính hoặc thiết bị, phương tiện điện tử có kết nối Internet.
4. Tự ý đấu nối thiết bị cấp phát địa chỉ mạng và thiết bị khác vào mạng nội bộ mà không được sự đồng ý của đơn vị chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin mạng.
5. Sử dụng hệ thống mạng của Viện kiểm sát nhân dân để thực hiện hành vi bẻ khóa, trộm cắp, sử dụng mật khẩu, khóa mật mã và thông tin của cơ quan, cá nhân.

Căn cứ trên quy định nghiêm cấm kết nối vật lý hệ thống mạng nội bộ chứa thông tin bí mật nhà nước với mạng Internet và ngược lại.

Hệ thống mạng nội bộ
An toàn thông tin mạng TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN THÔNG TIN MẠNG
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
An toàn thông tin mạng là gì? Các hành vi nào bị nghiêm cấm nhằm đảm bảo an toàn thông tin mạng?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khôi phục dữ liệu thì cần phải có Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng không?
Pháp luật
Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng có phải là sản phẩm an toàn thông tin mạng? Sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng có các chức năng gì?
Pháp luật
Quản lý an toàn thiết bị đầu cuối có nội dung tăng cường bảo mật cho máy tính cá nhân sử dụng hệ thống mạng tại Trung tâm dữ liệu điện tử Bộ Tư pháp hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ an toàn thông tin mạng phải từ chối cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng khi nào?
Pháp luật
Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng cho những hệ thống nào theo quy định?
Pháp luật
Kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin mạng có phải là hoạt động kinh doanh nhằm bảo vệ thông tin, hệ thống thông tin mạng hay không?
Pháp luật
Quyết định 320/QĐ-BXD về 12 nhiệm vụ trong Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng của BXD năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Cơ quan điều phối quốc gia về ứng cứu sự cố bảo đảm an toàn thông tin mạng trên toàn quốc là cơ quan nào?
Pháp luật
Việc cài đặt thiết bị tường lửa phải được thực hiện bởi bao nhiêu người lao động tại đơn vị của Ủy ban Dân tộc Việt Nam?
Pháp luật
Phòng máy chủ của Ủy ban Dân tộc Việt Nam phải do đối tượng nào trực tiếp quản lý theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hệ thống mạng nội bộ
1,927 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hệ thống mạng nội bộ An toàn thông tin mạng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hệ thống mạng nội bộ Xem toàn bộ văn bản về An toàn thông tin mạng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào