Hệ thống làm lạnh là gì? Hệ thống làm lạnh hàng là đối tượng phải áp dụng các loại kiểm tra nào?
Hệ thống làm lạnh là gì?
Hệ thống làm lạnh được quy định tại tiểu mục 1.2 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 59: 2013/BGTVT về hệ thống làm lạnh hàng ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
..
1.2.2 Giải thích từ ngữ
Nếu không có quy định nào khác, các thuật ngữ dùng trong Quy chuẩn này được định nghĩa như ở -1 đến -7 dưới đây:
1 Hệ thống làm lạnh là thiết bị làm lạnh, cách nhiệt cho các buồng lạnh, các thiết bị có liên quan khác trong buồng lạnh và hệ thống kiểm soát thành phần không khí được đăng ký.
2 Thiết bị làm lạnh là một tổ hợp các máy làm lạnh tạo thành chu trình làm lạnh bao gồm các máy nén khí, bầu ngưng, bình chứa, dàn bay hơi, bầu sinh hàn, hệ thống ống và phụ tùng đường ống, các động cơ dẫn động máy nén khí và các bơm công chất làm lạnh, và các thiết bị điện.
...
Như vậy, hệ thống làm lạnh là thiết bị làm lạnh, cách nhiệt cho các buồng lạnh, các thiết bị có liên quan khác trong buồng lạnh và hệ thống kiểm soát thành phần không khí được đăng ký.
Hệ thống làm lạnh là gì? (Hình từ Internet)
Hệ thống làm lạnh hàng là đối tượng phải áp dụng các loại kiểm tra nào?
Hệ thống làm lạnh hàng được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 59: 2013/BGTVT về hệ thống làm lạnh hàng ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.1 Quy định chung
2.1.1 Các loại kiểm tra
1 Hệ thống làm lạnh hàng là đối tượng phải áp dụng các loại kiểm tra sau đây:
(1) Kiểm tra đăng ký hệ thống làm lạnh hàng (sau đây gọi tắt là "Kiểm tra lần đầu");
(2) Kiểm tra duy trì đăng ký hệ thống làm lạnh hàng (sau đây gọi tắt là "Kiểm tra chu kỳ"), bao gồm:
(a) Kiểm tra định kỳ;
(b) Kiểm tra hàng năm;
(c) Kiểm tra bất thường.
2.1.2 Thời hạn kiểm tra
1 Kiểm tra lần đầu
(1) Kiểm tra lần đầu trong quá trình chế tạo hệ thống
(a) Các giai đoạn công nghệ sau phải có sự giám sát của Đăng kiểm, trừ trường hợp thử cân bằng nhiệt được nêu ở 6.2.6, các quy định có thể được thay đổi khi xét đến tình trạng thực tế của thiết bị, khả năng kỹ thuật và việc kiểm soát chất lượng của nhà máy chế tạo.
(i) Khi tiến hành thử vật liệu theo các quy định ở Phần 7A, Mục II của QCVN 21:2010/BGTVT và các công việc thử cần thiết khác để công nhận hoặc chấp nhận được nêu ở 3.1.3-4, 5.2.1-1 và 5.2.5 của Quy chuẩn này;
...
Như vậy, theo quy định, hệ thống làm lạnh hàng là đối tượng phải áp dụng các loại kiểm tra sau đây:
(1) Kiểm tra đăng ký hệ thống làm lạnh hàng;
(2) Kiểm tra duy trì đăng ký hệ thống làm lạnh hàng, bao gồm:
- Kiểm tra định kỳ;
- Kiểm tra hàng năm;
- Kiểm tra bất thường.
Hệ thống làm lạnh hàng muốn được kiểm tra lần đầu trong quá trình chế tạo thì làm thế nào?
Căn cứ tiểu mục 2.2 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 59: 2013/BGTVT về hệ thống làm lạnh hàng ban hành kèm theo Thông tư 06/2013/TT-BGTVT, quy định, đối với hệ thống làm lạnh hàng muốn được kiểm tra lần đầu trong quá trình chế tạo, trước khi bắt đầu công việc phải trình cho Đăng kiểm ba bản sao các hồ sơ và tài liệu nêu dưới đây:
(1) Đặc điểm kỹ thuật của hệ thống làm lạnh (bao gồm đặc điểm của các đơn vị làm lạnh);
(2) Các bản tính nhiệt;
(3) Bố trí chung thiết bị làm lạnh (gồm cả bố trí thông gió chi tiết);
(4) Bản vẽ mặt cắt của máy nén công chất làm lạnh và bản vẽ chi tiết (có ghi rõ vật liệu) của trục khuỷu máy nén kiểu pít tông hoặc rôto của máy nén kiểu trục vít, hoặc rôto, đĩa và vỏ bao của máy nén kiểu tua bin và bản vẽ của cơ cấu tăng tốc;
(5) Bản vẽ chi tiết của bình chịu áp lực chịu áp suất của công chất làm lạnh sơ cấp (bầu ngưng, bình chứa, thiết bị bốc hơi (thiết bị làm lạnh nước muối), thiết bị phân ly dầu, két xung lực, bộ làm lạnh trung gian,...);
(6) Bố trí đường ống dẫn công chất làm lạnh sơ cấp và thứ cấp và nước làm mát (nêu rõ vật liệu, đường kính và chiều dày của ống);
(7) Bố trí buồng lạnh (gồm cả ống tuần hoàn không khí và thông gió);
(8) Sơ đồ mạng điện của hệ thống làm lạnh và bố trí các thiết bị điện;
(9) Sơ đồ mạng điện trong buồng lạnh (gồm cả các chi tiết kết cấu xuyên qua lớp cách nhiệt);
(10) Loại cách nhiệt trên tất cả các bề mặt, tính chất vật lý, độ dày và phương pháp gá lắp lớp cách nhiệt và lớp lót (gồm cả các chi tiết kết cấu và phương pháp cách nhiệt hầm hàng, cửa vào, ống thông gió, các lỗ thoát nước);
(11) Thiết bị xả và thiết bị khử tuyết trong buồng lạnh và các khoang trong đó lắp đặt thiết bị làm lạnh không khí;
(12) Bố trí nhiệt kế hoặc bộ cảm biến trong buồng lạnh và thiết bị làm lạnh không khí và phải cho biết tên của Nhà chế tạo và kiểu của bộ cảm biến;
(13) Tài liệu chỉ dẫn trình bày chức năng của sự điều chỉnh nhiệt độ tự động;
(14) Thử cân bằng nhiệt và sơ đồ đo (biểu đồ đặc tính của máy nén, quạt và các động cơ dẫn động cũng phải được trình);
(15) Các tài liệu khác khi Đăng kiểm thấy cần thiết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo thành tích công đoàn 2024 dành cho tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Giỏi việc nước đảm việc nhà 2024?
- Pháp điển là gì? Bộ pháp điển là gì? phapdien moj Hướng dẫn sử dụng Bộ pháp điển cụ thể thế nào?
- Mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở đối với Chuyên đề Văn hóa thể thao 2024? Tải mẫu tóm tắt thành tích tập thể công đoàn cơ sở ở đâu?
- Thông tư 27/2024 về tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu, mẫu hồ sơ đấu thầu chọn nhà đầu tư dự án đầu tư công trình năng lượng?
- 'Phông bạt từ thiện' là gì? Sửa chữa, làm giả bill chuyển khoản nhưng không gây thiệt hại có vi phạm pháp luật?