Hệ thống eMOIT là gì? Loại chương trình công tác nào của Bộ Công thương được đăng lên Hệ thống eMOIT?
Hệ thống eMOIT là gì?
Căn cứ theo giải thích tại khoản 7 Điều 2 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
7. “eMOIT” là Hệ thống quản lý điều hành Bộ Công Thương tại địa chỉ http://portal.moit.gov.vn.
Theo quy định nêu trên thì Hệ thống eMOIT là Hệ thống quản lý điều hành Bộ Công Thương tại địa chỉ http://portal.moit.gov.vn.
Loại chương trình công tác nào của Bộ Công thương được đăng lên Hệ thống eMOIT?
Các loại chương trình công tác của Bộ Công thương được căn cứ theo Điều 22 Quy chế làm việc của Bộ Công thương ban hành kèm theo Quyết định 1085/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Các loại chương trình công tác
Chương trình công tác bao gồm: danh mục các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, nghị quyết, báo cáo và đề án khác, chương trình công tác năm, quý, tháng, của Bộ, chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ.
1. Chương trình công tác năm:
a) Yêu cầu:
- Bao gồm các định hướng, nhiệm vụ và giải pháp lớn trên tất cả các lĩnh vực công tác; các đề án trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ. Các đề án phải xác định rõ cấp trình, đơn vị chủ trì, đơn vị phối hợp và thời hạn trình. Thời hạn trình các đề án trong chương trình công tác năm được dự kiến đến từng quý, từng tháng;
- Các đơn vị chủ trì phải chịu trách nhiệm về tiến độ chuẩn bị và nội dung thực hiện công việc mà mình kiến nghị đưa vào chương trình công tác của Bộ.
...
4. Chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ:
a) Căn cứ chương trình công tác tháng, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và đề xuất của các đơn vị, Văn phòng Bộ xây dựng chương trình công tác tuần, trình Lãnh đạo Bộ duyệt trước khi công bố và đăng lên Hệ thống eMOIT;
b) Khi có sự thay đổi chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ, chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ cập nhật thông tin trên Hệ thống eMOIT và thông báo cho các đối tượng liên quan biết. Lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ có trách nhiệm theo dõi thông tin trên eMOIT thường xuyên để cập nhật thông tin về chương trình công tác của Lãnh đạo Bộ và phân công cán bộ của đơn vị tham gia theo đúng yêu cầu.
5. Chương trình công tác của các đơn vị thuộc Bộ:
a) Căn cứ chương trình công tác của Bộ và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, các đơn vị xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị và tổ chức thực hiện. Chương trình này phải xác định rõ trách nhiệm đến từng cán bộ, công chức trong đơn vị; đồng thời thể hiện rõ lịch trình thực hiện công việc, bảo đảm tiến độ trình lãnh đạo cấp trên xem xét theo chương trình công tác của Bộ;
b) Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, tạo điều kiện để đơn vị hoàn thành chương trình, kế hoạch công tác. Trường hợp do những khó khăn chủ quan, khách quan không hoàn thành được công việc theo tiến độ, kế hoạch đã định, phải kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ phụ trách và thông báo cho Văn phòng Bộ biết để điều chỉnh chương trình chung và tìm giải pháp khắc phục.
c) Đơn vị có trách nhiệm báo cáo chương trình công tác tuần của đơn vị cho Lãnh đạo Bộ phụ trách đơn vị biết và chỉ đạo hoạt động của đơn vị.
Theo quy định nêu trên, căn cứ chương trình công tác tháng, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ và đề xuất của các đơn vị, Văn phòng Bộ xây dựng chương trình công tác tuần, trình Lãnh đạo Bộ duyệt trước khi công bố và đăng lên Hệ thống eMOIT.
Như vậy, chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ Công thương sẽ được đăng lên Hệ thống eMOIT.
Lưu ý:
+ Khi có sự thay đổi chương trình công tác tuần của Lãnh đạo Bộ, chuyên viên giúp việc Lãnh đạo Bộ cập nhật thông tin trên Hệ thống eMOIT và thông báo cho các đối tượng liên quan biết.
+ Lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ có trách nhiệm theo dõi thông tin trên eMOIT thường xuyên để cập nhật thông tin về chương trình công tác của Lãnh đạo Bộ và phân công cán bộ của đơn vị tham gia theo đúng yêu cầu.
Hệ thống eMOIT (Hình từ Internet)
Bộ Công Thương là cơ quan gì?
Vị trí và chức năng của Bộ Công Thương được căn cứ theo Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cuối năm 2024 là Đảng viên? Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ trường học là Đảng viên?
- Mức bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất gây thiệt hại đối với cây trồng chưa thu hoạch được tính thế nào?
- Đang bảo lưu kết quả học tập đại học có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Sức khỏe loại mấy không được tham gia nghĩa vụ quân sự?
- 29 11 là ngày Black Friday đúng không? Black Friday 2024 vào thứ mấy? Black Friday người lao động có được nghỉ làm không?
- Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất và hướng dẫn cách ghi?