Hệ thống điện nhẹ bố trí trong công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những loại nào? Cầu thang và thang máy phải đáp ứng yêu cầu gì?
Cầu thang và thang máy trong công sở cơ quan hành chính nhà nước phải đáp ứng yêu cầu gì?
Theo Mục 7.11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế có quy định như sau:
Cầu thang và thang máy
7.11.1. Cầu thang
7.11.1.1. Vị trí, hình thức và số lượng cầu thang bộ trong công sở phải đáp ứng yêu cầu sử dụng thuận tiện và thoát người an toàn.
7.11.1.2. Chiều cao thông thủy của cầu thang không nhỏ hơn 2 m.
7.11.1.3. Giới hạn chiều cao và chiều rộng bậc thang được lấy như sau:
- Chiều cao tối đa: 180 mm; chiều rộng tối thiểu: 280 mm.
- Chiều cao lan can vế thang không nhỏ hơn 900 mm. Khoảng cách giữa các thanh đứng không lớn hơn 0,10 m.
CHÚ THÍCH: Khi tính đến nhu cầu tiếp cận sử dụng của người khuyết tật phải tuân theo quy định có liên quan [5].
7.11.1.4. Chiều rộng thông thủy các loại cầu thang trong công sở được quy định trong Bảng 3.
7.11.1.5. Khoảng cách tối đa giữa hai thang bộ thoát hiểm là 50 m, nếu hành lang có cửa chống cháy là 80 m. Nếu là hành lang cụt thì khoảng cách đến thang không lớn hơn 25 m.
7.11.1.6. Cầu thang thoát hiểm phải là cầu thang kín có khả năng chống khói, chống cháy. Có quạt nén gió để tạo ra áp lực dư 20 Pa để chống tràn khói vào trong cầu thang.
7.11.2. Thang máy
7.11.2.1. Khi sử dụng thang máy trong công sở cơ quan hành chính nhà nước, phải căn cứ vào số tầng cần phục vụ, lượng người cần vận chuyển tối đa trong thời gian cao điểm, yêu cầu về chất lượng phục vụ và các yêu cầu kỹ thuật khác.
7.11.2.2. Không được bố trí quá bốn thang máy liền nhau trong một dãy.
7.11.2.3. Chỗ đợi thang máy phải rộng hơn chiều rộng hành lang chính, nhưng không được nhỏ hơn 1,6 m.
7.11.2.4. Khoảng cách giữa hai dãy thang máy đối diện nhau không nhỏ hơn 3,0 m.
7.11.2.5. Thang máy chở hàng không nên bố trí cùng với thang máy chở người.
7.11.2.6. Khi bố trí buồng thang trực tiếp trên phòng làm việc hoặc giếng thang máy sát phòng làm việc phải đảm bảo các yêu cầu cách âm, giảm rung.
Theo đó, vị trí, hình thức và số lượng cầu thang bộ trong công sở phải đáp ứng yêu cầu sử dụng thuận tiện và thoát người an toàn.
Khi sử dụng thang máy trong công sở cơ quan hành chính nhà nước, phải căn cứ vào số tầng cần phục vụ, lượng người cần vận chuyển tối đa trong thời gian cao điểm, yêu cầu về chất lượng phục vụ và các yêu cầu kỹ thuật khác.
Hệ thống điện nhẹ bố trí trong công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Yêu cầu về thông gió, điều hòa không khí tại công sở cơ quan hành chính nhà nước phải tuân thủ các quy định thế nào?
Theo Mục 11 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định yêu cầu về thông gió, điều hòa không khí như sau:
Yêu cầu về thông gió, điều hòa không khí
11.1. Các phòng làm việc, phòng họp phải bảo đảm thông gió tự nhiên và có biện pháp chống nóng (các kết cấu chống nắng, mái hắt, tấm chắn nắng,…).
11.2. Khi thiết kế hệ thống thông gió và điều hòa không khí cần có các giải pháp công nghệ, giải pháp kiến trúc và kết cấu một cách hợp lý nhằm đảm bảo yêu cầu vệ sinh, tiêu chuẩn kỹ thuật, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng như trong quy định về sử dụng hiệu quả năng lượng trong các công trình xây dựng [6].
11.3. Trang bị quạt máy, máy điều hòa nhiệt độ, các biện pháp thông gió cơ khí theo yêu cầu sử dụng và mức độ tiện nghi cần được cấp có thẩm quyền phê duyệt trong Báo cáo đầu tư.
11.4. Khi thiết kế, lắp đặt hệ thống thông gió, điều hòa không khí cho công sở cần tuân theo quy định trong TCVN 5687:2010 và TCXD 232 : 1999
Các tham số thiết kế về nhiệt độ, độ ẩm trong phòng tham khảo phụ lục D của tiêu chuẩn này.
11.5. Trong những phòng đặc biệt sử dụng điều hòa không khí quanh năm, như phòng máy tính và quản trị mạng, tổng đài điện thoại, trung tâm điều khiển của tòa nhà (bao gồm trung tâm điều khiển chữa cháy), cần phải bố trí hệ thống điều hòa độc lập.
11.6. Đối với khu vực để xe trong tầng hầm, cần thiết kế hệ thống thông gió cơ khí nhằm đảm bảo cho sàn đỗ xe trong tầng hầm luôn nằm trong vùng áp suất âm để tránh hiện tượng lan truyền khí mônôxít cácbon (CO) sang các không gian liền kề có người sử dụng.
Hệ thống điện nhẹ bố trí trong công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm những loại nào?
Theo Mục 13 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4601:2012 về Công sở cơ quan hành chính nhà nước - Yêu cầu thiết kế quy định yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ cụ thể như sau:
Yêu cầu thiết kế hệ thống điện nhẹ
(điện thoại, mạng internet, truyền hình cáp, truyền thanh, camera bảo vệ, chuông báo động,…)
13.1. Hệ thống điện nhẹ bố trí trong công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm các loại:
- Hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ);
- Hệ thống điện truyền thanh (thành phố, nội bộ);
- Hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ;
- Hệ thống thiết bị khuếch đại âm thanh trong hội trường;
- Hệ thống truyền hình khép kín;
- Hệ thống phiên dịch đồng bộ ra ba đến năm thứ tiếng trong phòng hội nghị quốc tế.
Tiêu chuẩn tính toán các hệ thống điện nhẹ theo yêu cầu sử dụng, cấp công trình và được phê duyệt trong Báo cáo đầu tư.
13.2. Thiết kế, lắp đặt hệ thống thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình phải đảm bảo an toàn, thuận tiện cho việc khai thác sử dụng và đấu nối với các dịch vụ của các nhà cung cấp, có khả năng thay thế, sửa chữa và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu tới các đường ống kỹ thuật khác.
13.3. Các ổ cắm đặt ngầm trong tường được bố trí ở độ cao không nhỏ hơn 0,5 m tùy theo kiến trúc nội thất.
13.4. Mạng thuê bao điện thoại được thiết kế theo sơ đồ nguyên lý mạnh hình tia.
13.5. Cho phép bố trí cột ăngten thu sóng truyền thanh, truyền hình trên mái nhà. Trường hợp cần thiết, cho phép bố trí ở tầng áp mái các thiết bị thu sóng truyền hình. Công trình thông tin liên lạc khác và công trình điện nhẹ phải có nối tiếp đất bảo vệ, tiếp đất công tác cho thiết bị và mạng.
13.6. Trung tâm kỹ thuật vận hành, kiểm tra các thiết bị, hệ thống điện, điều hòa không khí, âm thanh, ánh sáng phải có hệ điều khiển độc lập, đảm bảo yêu cầu bí mật, tiết kiệm, thuận lợi cho hoạt động theo chức năng của cơ quan.
Theo đó, hệ thống điện nhẹ bố trí trong công sở cơ quan hành chính nhà nước bao gồm 06 loại như sau:hệ thống điện thoại (bên ngoài, nội bộ); hệ thống điện truyền thanh (thành phố, nội bộ); hệ thống tín hiệu báo cháy, sự cố và bảo vệ; hệ thống thiết bị khuếch đại âm thanh trong hội trường; hệ thống truyền hình khép kín; hệ thống phiên dịch đồng bộ ra ba đến năm thứ tiếng trong phòng hội nghị quốc tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 28 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy? Tết Âm lịch 2025 được bắn pháo hoa không?
- Tài sản gắn liền với đất bao gồm loại tài sản nào? 02 loại tài sản gắn liền với đất được cấp sổ đỏ theo quy định mới?
- Thông báo tuyển sinh lớp đào tạo nghề công chứng 2025 tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ra sao?
- Hồ sơ dự thầu do ai lập và căn cứ vào đâu để lập? Tất cả hồ sơ dự thầu không đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu thì có hủy thầu?
- Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị bổ nhiệm tổng giám đốc mới nhất? Tải về mẫu biên bản họp ở đâu?