Hệ thống chống hà tàu biển là gì? Các hệ thống chống hà tàu biển đã đăng ký phải thông qua các hình thức kiểm tra nào?
Hệ thống chống hà tàu biển là gì?
Hệ thống chống hà tàu biển được quy định tại tiết 1.2.2 tiểu mục 1.2 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2014/BGTVT về hệ thống chống hà tàu biển như sau:
QUY ĐỊNH CHUNG
...
1.2 Tài liệu viện dẫn và giải thích từ ngữ
...
1.2.2 Giải thích từ ngữ
Nếu không có quy định nào khác, các thuật ngữ dùng trong Quy chuẩn này được định nghĩa như ở (1) đến (6) dưới đây:
(1) “Hệ thống chống hà” có nghĩa là lớp phủ, sơn, biện pháp xử lý bề mặt, bề mặt, hoặc thiết bị được sử dụng trên tàu nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn các sinh vật không mong muốn bám vào tàu;
(2) “Công ước” là công ước quốc tế về quản lý hệ thống chống hà độc hại của tàu (International Convention on the Control of Harmful Anti-Fouling Systems on Ships), 2001;
(3) “Tàu trong giai đoạn đầu của quá trình đóng mới” là những tàu thỏa mãn định nghĩa được nêu ra ở 1.2.14 Phần 1A QCVN 21: 2010/BGTVT;
(4) “Thay đổi hệ thống chống hà” là việc loại bỏ hoàn toàn hoặc bất cứ phần nào của hệ thống chống hà hiện có mà hệ thống đó không thỏa mãn các yêu cầu ở 3.2, hoặc bất cứ thay đổi nào về kiểu của các hệ thống đó trên tàu;
(5) “Thay thế hệ thống chống hà” là việc sử dụng bất kỳ hệ thống chống hà nào giống hệt hệ thống đã được sử dụng trước đó và thỏa mãn các yêu cầu đưa ra ở 3.2;
(6) “Chiều dài tàu” là chiều dài được định nghĩa ở 1.2.1-8 Phần 11 QCVN 21: 2010/BGTVT.
Theo đó, hệ thống chống hà tàu biển có nghĩa là lớp phủ, sơn, biện pháp xử lý bề mặt, bề mặt, hoặc thiết bị được sử dụng trên tàu nhằm hạn chế hoặc ngăn chặn các sinh vật không mong muốn bám vào tàu.
Hệ thống chống hà tàu biển (Hình từ Internet)
Các hệ thống chống hà tàu biển đã đăng ký phải thông qua các hình thức kiểm tra nào?
Các hình thức kiểm tra đồi với hệ thống chống hà tàu biển đã đăng ký được quy định tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2014/BGTVT về hệ thống chống hà tàu biển như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
2.1 Quy định chung
2.1.1 Các loại kiểm tra
1 Các hệ thống chống hà trên tàu đã đăng ký hoặc dự định đăng ký phải chịu các hình thức kiểm tra dưới đây:
(1) Kiểm tra lần đầu hệ thống chống hà (sau đây gọi tắt là "Kiểm tra lần đầu")
(a) Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới
Kiểm tra lần đầu được tiến hành dựa trên yêu cầu kiểm tra được đưa ra trước khi sử dụng bất kỳ hệ thống chống hà nào cho tàu mà trên tàu đó thì hệ thống chống hà phải được áp dụng trong quá trình kiểm tra phân cấp tàu trong đóng mới.
(b) Kiểm tra lần đầu đối với tàu không được đóng dưới sự giám sát của Đăng kiểm
Là kiểm tra lần đầu mà không giống quy định nêu ở (a) bên trên.
(2) Kiểm tra chu kỳ;
(3) Kiểm tra bất thường.
...
Theo đó, các hệ thống chống hà tàu biển đã đăng ký hoặc dự định đăng ký phải chịu các hình thức kiểm tra dưới đây:
(1) Kiểm tra lần đầu hệ thống chống hà (sau đây gọi tắt là "Kiểm tra lần đầu")
- Kiểm tra lần đầu trong quá trình đóng mới
Kiểm tra lần đầu được tiến hành dựa trên yêu cầu kiểm tra được đưa ra trước khi sử dụng bất kỳ hệ thống chống hà nào cho tàu mà trên tàu đó thì hệ thống chống hà phải được áp dụng trong quá trình kiểm tra phân cấp tàu trong đóng mới.
- Kiểm tra lần đầu đối với tàu không được đóng dưới sự giám sát của Đăng kiểm
Là kiểm tra lần đầu mà không giống quy định nêu ở (a) bên trên.
(2) Kiểm tra chu kỳ;
(3) Kiểm tra bất thường.
Tiến hành kiểm tra hệ thống chống hà tàu biển đã đăng ký vào thời điểm nào?
Thời điển kiểm tra hệ thống chống hà tàu biển được quy định tại tiết 2.1.1 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 74:2014/BGTVT về hệ thống chống hà tàu biển như sau:
(1) Kiểm tra lần đầu phải được tiến hành tại thời điểm xin đăng ký;
(2) Kiểm tra chu kỳ phải được tiến hành tại thời điểm kiểm tra trên đà đối với phân cấp tàu (ví dụ tại các thời điểm nêu ra ở 1.1.3-1(3) và (4) Phần 1B QCVN 21: 2010/BGTVT);
(3) Kiểm tra bất thường phải được tiến hành khi xảy ra các trường hợp dưới đây mà không rơi vào thời điểm kiểm tra lần đầu hoặc kiểm tra chu kỳ. Kiểm tra chu kỳ có thể thay thế cho kiểm tra bất thường trong các trường hợp mà nguyên nhân của việc tiến hành kiểm tra bất thường đã được làm rõ tại lần kiểm tra chu kỳ.
- Trong trường hợp mà hệ thống chống hà trên tàu bị thay đổi hoặc thay thế. Nếu việc sửa chữa chỉ làm ảnh hưởng đến hệ thống chống hà dưới 25% thì hệ thống chống hà đó không cần phải coi là bị thay đổi hoặc thay thế;
- Trong trường hợp tàu có bất kỳ hoán cải lớn nào mà gây ảnh hưởng đến hệ thống chống hà trên tàu. Các hoán cải lớn này gồm có:
+ Hoán cải làm ảnh hưởng đến các kích thước chủ yếu của tàu (chiều dài, chiều rộng, chiều cao mạn);
+ Hoán cải làm thay đổi đáng kể đến kết cấu thân tàu, bao gồm việc thay đổi và sửa chữa các cơ cấu thân tàu cùng với việc thay đổi đáng kể kết cấu thân tàu;
+ Các hoán cải khác mà làm thay đổi đáng kể hệ thống chống hà của tàu.
- Trong trường hợp chủ tàu đề nghị kiểm tra;
- Trong các trường hợp khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết phải tiến hành kiểm tra bất thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thủ tục Công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia 2025 theo Quyết định 35 như thế nào?
- Thi đua chuyên đề là gì? Phạm vi tổ chức thi đua chuyên đề của Dân quân tự vệ được quy định như thế nào?
- Mẫu biên bản họp giải thể công ty cổ phần? Biên bản họp giải thể công ty cổ phần phải được gửi cho ai?
- Trách nhiệm khai báo sử dụng thiết bị yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động? Nguyên tắc bảo đảm an toàn vệ sinh lao động?
- Tổ chức phong trào thi đua thường xuyên của Dân quân tự vệ phải xác định rõ những yêu cầu như thế nào?