Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia là gì? Nguồn hình thành dự trữ quốc gia được tính theo công thức nào?
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia là gì?
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được giải thích tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 72/2018/TT-BTC như sau:
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia
1. Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động dự trữ quốc gia liên quan đến quá trình hình thành, quản lý và sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia; đồng thời là cơ sở để xây dựng Chế độ báo cáo thống kê ngành Dự trữ quốc gia.
2. Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được quy định tại PHỤ LỤC I ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Nội dung chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được quy định tại PHỤ LỤC II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia là tập hợp các chỉ tiêu thống kê phản ánh hoạt động dự trữ quốc gia liên quan đến quá trình hình thành, quản lý và sử dụng nguồn lực dự trữ quốc gia; đồng thời là cơ sở để xây dựng Chế độ báo cáo thống kê ngành Dự trữ quốc gia.
Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia là gì? (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm chủ trì kiểm tra số liệu hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia?
Ai có trách nhiệm chủ trì kiểm tra số liệu hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 72/2018/TT-BTC như sau:
Tổ chức thực hiện
1. Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì kiểm tra, tổng hợp số liệu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia và có trách nhiệm:
a) Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo, sử dụng và cung cấp thông tin các chỉ tiêu thống kê được quy định trong danh mục chỉ tiêu thống kê ngành dự trữ quốc gia theo quy định;
b) Rà soát, sửa đổi, bổ sung và chuẩn hóa khái niệm, nội dung, phương pháp tính của chỉ tiêu trong Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia.
c) Xây dựng chế độ báo cáo thống kê ngành Dự trữ quốc gia trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành dự trữ quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
2. Các Bộ, ngành quản lý hàng dự trữ quốc gia, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động dự trữ quốc gia có trách nhiệm phối hợp, thu thập, lập báo cáo và cung cấp thông tin theo chỉ tiêu thống kê quy định trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra công tác thống kê định kỳ, đột xuất.
3. Thủ trưởng các Bộ, ngành được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia, Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước; các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động dự trữ quốc gia chịu trách nhiệm bảo mật thông tin thống kê theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Bộ Tài chính (Tổng cục Dự trữ Nhà nước) chủ trì kiểm tra, tổng hợp số liệu thống kê trong Hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia và có trách nhiệm:
- Tiếp nhận, tổng hợp báo cáo, sử dụng và cung cấp thông tin các chỉ tiêu thống kê được quy định trong danh mục chỉ tiêu thống kê ngành dự trữ quốc gia theo quy định;
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung và chuẩn hóa khái niệm, nội dung, phương pháp tính của chỉ tiêu trong Danh mục chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia.
- Xây dựng chế độ báo cáo thống kê ngành Dự trữ quốc gia trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành dự trữ quốc gia trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Nguồn hình thành dự trữ quốc gia trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được tính theo công thức nào?
Nguồn hình thành dự trữ quốc gia trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được tính theo công thức được quy định tại tiết 1 tiểu mục 0101 Mục 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 72/2018/TT-BTC như sau:
HÌNH THÀNH NGUỒN LỰC DỰ TRỮ QUỐC GIA
0101. Nguồn hình thành dự trữ quốc gia
1. Khái niệm, phương pháp tính:
…
b) Nguồn lực hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước được đưa vào dự trữ quốc gia bao gồm các nguồn lực có được từ tự nguyện; hàng hóa, vật tư được huy động từ các tổ chức, cá nhân trong tình huống đột xuất, cấp bách theo quy định của pháp luật.
Công thức tính:
Nguồn hình thành dự trữ quốc gia = Dự toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia (Chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi khác) + Nguồn lực, hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước
Như vậy, theo quy định trên thì nguồn hình thành dự trữ quốc gia trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành Dự trữ quốc gia được tính theo công thức sau:
Nguồn hình thành dự trữ quốc gia = Dự toán ngân sách nhà nước chi cho mua hàng dự trữ quốc gia (Chi dự trữ quốc gia, chi thường xuyên, chi khác) + Nguồn lực, hợp pháp khác ngoài ngân sách nhà nước
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị điều chỉnh và bồi hoàn hỗ trợ chi phí/chi phí đầu tư ban đầu theo Nghị định 182?
- Mục đích thành lập đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước là gì? Thành phần Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước bao gồm những ai?
- Chế độ họp, giao ban của Đoàn thanh tra Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?
- Mẫu giấy phép xây dựng đối với công trình không theo tuyến mới nhất theo Nghị định 175 là mẫu nào?
- Chế độ ăn ở, đi lại của Đoàn thanh tra Kiểm toán Nhà nước được quy định như thế nào theo Quyết định 1962?