Hệ số lương của giáo viên THPT tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay áp dụng đến hết 30/6/2024 ra sao?
Hệ số lương của giáo viên THPT tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay áp dụng đến hết 30/6/2024 ra sao?
Căn cứ Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT, hệ số lương của giáo viên THPT tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay áp dụng đến hết 30/6/2024 như sau:
Hệ số lương |
- Giáo viên trung học phổ thông hạng III, mã số V.07.05.15, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98; - Giáo viên trung học phổ thông hạng II, mã số V.07.05.14, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.2, từ hệ số lương 4,0 đến hệ số lương 6,38; - Giáo viên trung học phổ thông hạng I, mã số V.07.05.13, được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A2, nhóm A2.1, từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78. |
Hệ số lương của giáo viên THPT tại các cơ sở giáo dục công lập hiện nay áp dụng đến hết 30/6/2024 ra sao? (Hình từ Internet)
Lương giáo viên trung học phổ thông trước, sau cải cách tiền lương 2024 ra sao?
Lương giáo viên THPT trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024:
Lương của giáo viên THPT trước khi cải cách tiền lương từ 01/7/2024 được tính theo công thức:
Lương giáo viên = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Các loại phụ cấp được hưởng - Mức đóng các loại bảo hiểm |
Trong đó, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Cụ thể lương giáo viên trung học phổ thông như sau:
Lương giáo viên THPT từ 1/7/2024 sau khi cải cách tiền lương:
Theo Nghị quyết 104/2023/QH15, sẽ thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 từ 01/7/2024.
Theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì khi thực hiện cải cách tiền lương sẽ bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Theo đó, khi thực hiện cải cách tiền lương từ 01/7/2024 thì lương giáo viên sẽ không còn áp dụng lương cơ sở nhân hệ sô lương hiện nay mà thay vào đó sẽ xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Cơ cấu tiền lương của giáo viên theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với khu vực công được quy định như sau:
- Lương cơ bản (chiếm 70% tổng quỹ lương)
- Các khoản phụ cấp (chiếm 30% tổng quỹ lương)
- Tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).
Lưu ý: Cụ thể lương giáo viên trung học phổ thông từ 1/7/2024 còn cần chờ đến khi có văn bản quy định về số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
Xây dựng bảng lương mới cho giáo viên các cấp từ 1/7/2024 ra sao?
Theo như tinh thần của Nghị quyết 27-NQ/TW 2018, toàn bộ bảng lương mới theo vị trí việc làm khi cải cách tiền lương của giáo viên sẽ được thiết kế dựa theo các yếu tố cụ thể như sau:
- Bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.
- Thực hiện thống nhất chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động (hoặc hợp đồng cung cấp dịch vụ) đối với những người làm công việc thừa hành, phục vụ (yêu cầu trình độ đào tạo dưới trung cấp), không áp dụng bảng lương công chức, viên chức đối với các đối tượng này.
- Xác định mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên chức trong khu vực công là mức tiền lương của người làm công việc yêu cầu trình độ đào tạo trung cấp (bậc 1) không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.
- Mở rộng quan hệ tiền lương làm căn cứ để xác định mức tiền lương cụ thể trong hệ thống bảng lương, từng bước tiệm cận với quan hệ tiền lương của khu vực doanh nghiệp phù hợp với nguồn lực của Nhà nước.
- Hoàn thiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang phù hợp với quy định của bảng lương mới.
Áp dụng quy định tại Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018, từ đó xây dựng và áp dụng bảng lương sau cho giáo viên các cấp từ 1/7/2024:
Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.
Bảng lương này được xây dựng dựa trên nguyên tắc:
Cùng mức độ phức tạp công việc thì mức lương như nhau; điều kiện lao động cao hơn bình thường và ưu đãi nghề thì thực hiện bằng chế độ phụ cấp theo nghề.
Sắp xếp lại nhóm ngạch và số bậc trong các ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức, khuyến khích công chức, viên chức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
Việc bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc chức danh nghề nghiệp viên chức phải gắn với vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý công chức, viên chức thực hiện.
Bên cạnh đó, từ ngày 01/07/2024, giáo viên được hưởng 8 loại phụ cấp theo chế độ tiền lương mới bao gồm:
- Phụ cấp kiêm nhiệm;
- Phụ cấp thâm niên vượt khung;
- Phụ cấp khu vực;
- Phụ cấp trách nhiệm công việc;
- Phụ cấp lưu động;
- Phụ cấp ưu đãi theo nghề;
- Phụ cấp công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
- Phụ cấp theo phân loại đơn vị hành chính và theo phân hạng đơn vị sự nghiệp công lập.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh được coi là không gây ra khả năng tác động hạn chế canh tranh trong trường hợp nào?
- Người thi hành công vụ trong hoạt động tố tụng thi hành án được bảo vệ gồm những ai? Nội dung bảo vệ người thi hành công vụ?
- Tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông là gì? Thủ tục giải quyết tranh chấp trong kinh doanh dịch vụ viễn thông?
- Người nộp thuế có trách nhiệm gì trong việc nộp hồ sơ thuế? Nộp hồ sơ khai thuế trực tiếp hay online?
- Nước ngọt, nước giải khát có bị đánh thuế tiêu thụ đặc biệt không theo quy định? Thuế suất đối với nước ngọt là 8% hay 10%?