Hành vi trốn thuế được hiểu như thế nào? Có bao nhiêu mức xử phạt hành chính theo hình thức phạt tiền đối với hành vi này?

Cho tôi hỏi có bao nhiêu mức xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền đối với hành vi trốn thuế? Như thế nào được gọi là hành vi trốn thuế? Câu hỏi của anh N.T.H từ Hải Phòng.

Hành vi trốn thuế được hiểu như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019 thì người nộp thuế phải có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.

Tuy nhiên, hiện nay pháp luật lại không có định nghĩa cụ thể như thế nào là hành vi trốn thuế.

Trên thực tế, trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.

Trong thực tiễn pháp lí, các hành vi vi phạm pháp luật nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế diễn ra rất đa dạng, tinh vi và phức tạp, với nhiều dạng thức khác nhau.

Có thể nhận diện hành vi trốn thuế thông qua một vài yếu tố cơ bản như sau:

- Về mặt chủ thể: hành vi trốn thuế được thực hiện bởi các chủ thể là các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế... (gọi chung là người nộp thuế) có thu nhập chịu thuế theo quy định.

- Về mặt khách quan: người nộp thuế thực hiện các hành vi thủ đoạn gian dối để trốn việc tránh việc nộp thuế theo quy định của pháp luật, để không phải nộp tiền thuế hoặc để nộp tiền thuế ít hơn mức thuế phải nộp.

- Về mặt chủ quan: hành vi trốn thuế là hành vi được người nộp thuế thực hiện với lỗi cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là họ nhận thức rõ hành vi của mình là trái pháp luật, biết rõ hành vi trốn thuế của mình là làm thiệt hại cho Nhà nước mà vẫn thực hiện.

Hành vi trốn thuế được hiểu như thế nào? Các mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế theo quy định hiện nay?

Hành vi trốn thuế được hiểu như thế nào? (Hình từ Internet)

Các mức xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền đối với hành vi trốn thuế theo quy định hiện nay?

Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì việc xử phạt vi phạm hành chính theo hình thức phạt tiền đối với hành vi trốn thuế của người nộp thuế được chia thành các mức cụ thể như sau:

Mức 1: Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

(1) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế;

Không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế;

Trừ các trường hợp sau:

- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

- Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

- Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trước thời điểm cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế hoặc trước thời điểm cơ quan thuế lập biên bản về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế.

(2) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp, không khai, khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, được miễn, giảm thuế.

Trừ các hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn được quy định tại Điều 16 Nghị định 125/2020/NĐ-CP;

(4) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp người nộp thuế đã khai thuế đối với giá trị hàng hóa, dịch vụ đã bán, đã cung ứng vào kỳ tính thuế tương ứng;

Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ sai về số lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ để khai thuế thấp hơn thực tế và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế;

(5) Sử dụng hóa đơn không hợp pháp;

Sử dụng không hợp pháp hóa đơn để khai thuế làm giảm số thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế được miễn, giảm;

(6) Sử dụng chứng từ không hợp pháp;

Sử dụng không hợp pháp chứng từ;

Sử dụng chứng từ, tài liệu không phản ánh đúng bản chất giao dịch hoặc giá trị giao dịch thực tế để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, giảm, số tiền thuế được hoàn;

Lập thủ tục, hồ sơ hủy vật tư, hàng hóa không đúng thực tế làm giảm số thuế phải nộp hoặc làm tăng số thuế được hoàn, được miễn, giảm;

(6) Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng, khai thuế với cơ quan thuế;

(7) Người nộp thuế có hoạt động kinh doanh trong thời gian xin ngừng, tạm ngừng hoạt động kinh doanh nhưng không thông báo với cơ quan thuế, trừ trường hợp không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.

Mức 2: Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu ở Mức 1 mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

Mức 3: Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu ở Mức 1 mà có một tình tiết tăng nặng.

Mức 4: Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

Mức 5: Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi nêu ở Mức 1 có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP thì mức phạt tiền nêu trên là mức phạt áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân (bao gồm cả hộ gia đình, hộ kinh doanh).

Về nguyên tắc, nếu có cùng một hành vi vi phạm thì mức phạt tiền của tổ chức sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Tuy nhiên, theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
...
5. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.

Như vậy, đối với hành vi trốn thuế thì mức phạt tiền của cá nhân và tổ chức có cùng hành vi vi phạm là ngang nhau.

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế là bao lâu?

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 8 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trốn thuế (chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) là 05 năm, kể từ ngày thực hiện hành vi vi phạm.

Trốn thuế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hành vi trốn thuế có thời hiệu xử phạt là bao lâu? Hình thức xử phạt chính đối với hành vi trốn thuế?
Pháp luật
Hành vi trốn thuế được pháp luật quy định như thế nào? Mức xử phạt hành vi trốn thuế hiện nay được pháp luật quy định ra sao?
Pháp luật
Hành vi trốn thuế được hiểu như thế nào? Có bao nhiêu mức xử phạt hành chính theo hình thức phạt tiền đối với hành vi này?
Pháp luật
Hướng dẫn tra cứu danh sách doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh tại trang web của Tổng cục Thuế?
Pháp luật
Hành vi khai sai số lượng sản phẩm xuất khẩu thực tế có mục đích trốn thuế sẽ bị xử phạt như thế nào?
Doanh
Hành vi trốn thuế sẽ bị xử lý hành chính, hình sự như thế nào? Có phải bị xử phạt hành chính rồi thì mới bị xử lý hình sự hay không?
Pháp luật
Hành vi trốn thuế bằng cách hạ giá trên hợp đồng thấp hơn so với giá bán thực tế thì có thể bị ấn định thuế hay không?
trốn thuế
Doanh nghiệp đang giải thể có chịu trách nhiệm vi phạm hành chính vì tội trốn thuế, gian lận thuế không? Hành vi trốn thuế, gian lận thuế chịu trách nhiệm gì?
Pháp luật
Thanh tra thuế sẽ áp dụng những biện pháp gì khi có dấu hiệu trốn thuế? Trường hợp nào bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế?
Pháp luật
Hành vi trốn thuế gian lận thuế thì bị xử phạt vi phạm hành chính như nào? Trốn thuế có phải chịu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trốn thuế
6,118 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trốn thuế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào