Hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Hoạt động thủy lợi được hiểu là hoạt động như thế nào? Trong hoạt động thủy lợi có những nguyên tắc nào cần tuân thủ?
- Hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi là bao lâu?
Hoạt động thủy lợi được hiểu là hoạt động như thế nào? Trong hoạt động thủy lợi có những nguyên tắc nào cần tuân thủ?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Hoạt động thủy lợi bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
...
Theo đó, hoạt động thủy lợi được hiểu là hoạt động bao gồm điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
Và theo quy định tại Điều 3 Luật Thủy lợi 2017 thì trong hoạt động thủy lợi có những nguyên tắc cần phải tuân thủ như:
- Phù hợp với nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước; thống nhất theo lưu vực sông, hệ thống công trình thủy lợi, kết hợp theo đơn vị hành chính, phục vụ đa mục tiêu.
- Bảo đảm lợi ích quốc gia, quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu; góp phần bảo đảm an ninh nguồn nước và phát triển bền vững kinh tế - xã hội.
- Chủ động tạo nguồn nước, tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu, thoát nước giữa các mùa và vùng; bảo đảm yêu cầu sản xuất, sinh hoạt theo hệ thống công trình thủy lợi, lưu vực sông, vùng và toàn quốc.
- Sử dụng nước tiết kiệm, an toàn, hiệu quả, đúng mục đích; bảo đảm số lượng, chất lượng nước trong công trình thủy lợi.
- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; huy động sự tham gia của toàn dân trong hoạt động thủy lợi.
- Tổ chức, cá nhân được sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và phải trả tiền theo quy định của pháp luật; bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản trước những tác động bất lợi trong quá trình xây dựng và khai thác công trình thủy lợi.
Hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền? (Hình từ internet)
Hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 03/2022/NĐ-CP về mức xử phạt vi phạm hành chính đối hành vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi như sau:
Vi phạm gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong các hành vi trồng rau, cắm đăng đó, chất chà và các hình thức đánh bắt khác gây cản trở dòng chảy.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi ngâm tre, luồng, nứa, lá, gỗ hoặc tạo các vật cản khác gây cản trở dòng chảy.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Và khoản 2 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP và khoản 3 Điều 6 Nghị định 03/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Quy định về mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân, trừ các hành vi quy định tại Điều 16 và khoản 2 Điều 17 Nghị định này thì áp dụng đối với tổ chức.
3. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Ngoài ra, còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu như trước khi có hành vi vi phạm trên.
Lưu ý, mức phạt tiền được quy định ở trên là mức phạt tiền được áp dụng đối với cá nhân.Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 03/2022/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.
a) Đối với lĩnh vực phòng, chống thiên tai và thủy lợi là 01 năm;
b) Đối với lĩnh vực đê điều là 02 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện quy định tại khoản 3 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc quy định tại khoản 4 Điều này thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
...
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi ngâm tre gây cản trở dòng chảy của công trình thủy lợi là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế hay đăng ký thuế thông qua cơ chế một cửa?
- Tải mẫu Bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo viên của cơ sở giáo dục phổ thông mới nhất? Ai có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện?
- Mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể thường trực HĐND xã mới nhất chuẩn Hướng dẫn 25? Tải về mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể?