Hành vi không dùng găng tay để tiếp xúc với thức ăn chín có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền? Ai phải chịu trách nhiệm chi trả chi phí tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm?
- Cá nhân kinh doanh thực phẩm có quyền tự đặt ra các biện pháp kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi kinh doanh của mình không?
- Hành vi không dùng găng tay để tiếp xúc với thức ăn chín có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Trường hợp tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thì ai phải chịu trách nhiệm chi trả?
Cá nhân kinh doanh thực phẩm có quyền tự đặt ra các biện pháp kiểm soát chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi kinh doanh của mình không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật An toàn thực phẩm 2010 có quy định các quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm bao gồm:
"Điều 8. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh thực phẩm có các quyền sau đây:
a) Quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu thực phẩm hợp tác trong việc thu hồi và xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn;
c) Lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm để kiểm tra an toàn thực phẩm; lựa chọn cơ sở kiểm nghiệm đã được chỉ định để chứng nhận hợp quy đối với thực phẩm nhập khẩu;
d) Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện theo quy định của pháp luật;
đ) Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật."
Theo đó, cá nhân kinh doanh thực phẩm có quyền quyết định các biện pháp kiểm soát nội bộ để duy trì chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm tại nơi kinh doanh của mình và vẫn đảm bảo các biện pháp trên đáp ứng các yêu cầu luật định.
An toàn thực phẩm
Hành vi không dùng găng tay để tiếp xúc với thức ăn chín có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố như sau:
"Điều 16. Vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không có bàn, tủ, giá, kệ, thiết bị, dụng cụ đáp ứng theo quy định của pháp luật để bày bán thức ăn;
b) Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
c) Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Sử dụng dụng cụ chế biến, ăn uống, vật liệu bao gói, chứa đựng tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
b) Người trực tiếp chế biến thức ăn mà đang bị mắc bệnh: tả, lỵ, thương hàn, viêm gan A, E, viêm da nhiễm trùng, lao phổi, tiêu chảy cấp;
c) Sử dụng phụ gia thực phẩm được sang chia, san chiết không phù hợp quy định của pháp luật để chế biến thức ăn;
d) Sử dụng nước không bảo đảm vệ sinh để chế biến thức ăn; để vệ sinh trang thiết bị, dụng cụ phục vụ chế biến, ăn uống;
đ) Vi phạm các quy định khác về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật trong kinh doanh thức ăn đường phố, trừ các hành vi quy định tại khoản 1, các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều này.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này."
Theo thông tin bạn cung cấp, bạn có hành vi không đeo găng tay mà trực tiếp dùng tay để cầm, nắm nem chua sau khi rán để đưa cho khách. Như vậy, hành vi này có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 16 nói trên với mức phạt tiền từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng.
Trường hợp tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn thực phẩm thì ai phải chịu trách nhiệm chi trả?
Căn cứ Điều 48 Luật An toàn thực phẩm 2015 có quy định như sau:
"Điều 48. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm
1. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả.
2. Căn cứ kết quả kiểm nghiệm, cơ quan ra quyết định kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm kết luận tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm cho cơ quan kiểm tra, thanh tra.
3. Tổ chức, cá nhân có yêu cầu lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm phải tự chi trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm.
4. Chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm trong tranh chấp, khiếu nại về an toàn thực phẩm do người khởi kiện, khiếu nại chi trả. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm khẳng định tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì tổ chức, cá nhân đó phải hoàn trả chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tranh chấp cho người khởi kiện, khiếu nại."
Theo đó, chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm để kiểm tra, thanh tra an toàn thực phẩm có thể do cơ quan quyết định việc kiểm tra, thanh tra chi trả hoặc do chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm chi trả.
Trong trường hợp của bạn, nếu xác định bạn có hành vi vi phạm quy định về an toàn thực phẩm thì chi phí lấy mẫu và kiểm nghiệm thực phẩm sẽ do bạn có trách nhiệm chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?