Hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị xử phạt hành chính thế nào từ ngày 20/5/2024?
Hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 38/2024/NĐ-CP về mức phạt vi phạm đối với các hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vuc cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn như sau:
Hành vi vi phạm | Mức xử phạt |
hành vi khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá hoặc sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét để khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vực cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. | từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) có chiều dài lớn nhất dưới 06 mét mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng |
hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu mực) có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự | từ 70.000.000 đồng đến 90.000.000 đồng |
hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% với khối lượng thủy sản vượt quá dưới 30 kg | từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng |
hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% với khối lượng thủy sản vượt quá từ 30 kg đến dưới 100 kg | từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng |
hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% với khối lượng thủy sản vượt quá từ 100 kg đến dưới 200 kg | từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng |
hành vi khai thác thủy sản có kích thước nhỏ hơn kích thước cho phép khai thác hoặc vượt quá mức cho phép khai thác lẫn trên 15% với khối lượng thủy sản vượt quá từ 200 kg trở lên | từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng |
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân vi phạm trong lĩnh vực thủy sản, mức phạt đối với tổ chức có hành vi vi phạm tương ướng gấp 02 lần mức phạt của cá nhân. (Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP)
Do đó, tổ chức có hành vi vi phạm quy định khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác thuỷ sản hoặc khu vuc cấm khai thác thuỷ sản có thời hạn có thể bị phạt lên đến 100.000.000 đồng.
Hiện hành, mức xử phạt hành vi vi phạm quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản được quy định tại Điều 7 Nghị định 42/2019/NĐ-CP như sau: - Khai thác thủy sản trong khu vực cấm khai thác hoặc khu vực cấm khai thác có thời hạn mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau: + Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với tàu cá có chiều dài lớn nhất dưới 12 mét để khai thác thủy sản hoặc khai thác thủy sản mà không sử dụng tàu cá; + Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét để khai thác thủy sản; + Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét để khai thác thủy sản; + Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên để khai thác thủy sản. - Đối với hành vi sử dụng tàu cá làm nghề lưới kéo, nghề và ngư cụ kết hợp ánh sáng (trừ nghề câu tay mực) vi phạm quy định tại trên thì phạt tiền gấp hai lần. |
Hành vi khai thác thủy sản trong khu vực cấm bị xử phạt hành chính thế nào từ ngày 20/5/2024? (Hình từ Internet)
Hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm thế nào?
Theo khoản 5, khoản 6 Điều 7 Nghị định 38/2024/NĐ-CP thì các hành vi vi phạm quy định khai thác thủy sản trong khu vực cấm nêu trên còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Tịch thu thủy sản khai thác, tịch thu ngư cụ khai thác thủy sản;
- Buộc thả thủy sản còn sống trở lại môi trường sống của chúng.
Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn là gì?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 19/2018/TT-BNNPTNT quy định về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn như sau:
Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn
1. Tiêu chí xác định khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn.
Khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định bởi một trong các tiêu chí sau đây:
a) Khu vực tập trung sinh sản của loài thủy sản, khu vực có mật độ phân bố trứng của các loài thủy sản cao hơn so với vùng lân cận;
b) Khu vực tập trung sinh sống của thủy sản chưa thành thục sinh sản, khu vực có mật độ phân bố cá con, tôm con và ấu trùng các loài thủy sản cao so với vùng lân cận;
c) Khu vực di cư sinh sản của loài thủy sản;
d) Khu vực cấm khai thác thủy sản của các tổ chức quản lý nghề cá khu vực mà Việt Nam là thành viên hoặc không phải là thành viên nhưng có hợp tác.
2. Danh mục khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Theo đó, khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn được xác định dựa vào một trong bốn tiêu chí trên.
Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?
- 06 nguyên tắc thực hiện dân chủ trong hoạt động của Bộ Tài chính? Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ?
- Tải về mẫu quyết định thưởng lương tháng 13? Công ty có nghĩa vụ thưởng lương tháng 13 cho người lao động?