Hành vi đổ chất thải độc hại vào cây xanh sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Công tác tại một đơn vị môi trường và cây xanh, liên quan đến yêu cầu công việc, tôi có thắc mắc sau mong sớm nhận được phản hồi. Hành vi đổ chất thải độc hại vào cây xanh sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Ngoài ra, những hành vi khác làm tổn hại cây xanh sẽ bị xử lý như thế nào? Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về đầu tư, bảo vệ, quản lý và phát triển đối với cây xanh đô thị?

Hành vi đổ chất thải độc hại vào cây xanh sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Tại khoản 2 Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định như sau:

"2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đổ chất độc hại, vật liệu xây dựng vào gốc cây xanh; đun nấu, đốt gốc, xây bục, bệ quanh gốc cây;
b) Trồng cây xanh trên hè, dải phân cách, đường phố, nút giao thông hoặc khu vực công cộng không đúng quy định;
c) Trồng các loại cây trong danh mục cây cấm trồng hoặc cây trong danh mục cây trồng hạn chế khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép;
d) Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định;
đ) Trồng cây xanh đô thị không đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật, không đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn."

Theo quy định trên, hành vi đổ chất độc hại vào gốc cây xanh sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đến 30 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của cây xanh (theo quy định tại khoản 4 Điều này)

Bên cạnh đó, Điều 54 Nghị định 16/2022/NĐ-CP cũng quy định một số mức phạt cụ thể áp dụng với từng trường hợp vi phạm, gây tổn hại đối với cây xanh như sau:

(1) Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Đục khoét, đóng đinh vào cây xanh, cắt cành cây, lột vỏ thân cây, phóng uế quanh gốc cây;

b) Chăm sóc, cắt tỉa cây không tuân thủ quy trình kỹ thuật.

(2) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tự ý chặt hạ, dịch chuyển, đào gốc cây xanh đô thị hoặc chặt rễ cây xanh khi chưa được cấp phép.

Tuy nhiên, theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 4 Nghị định 16/2022/NĐ-CP, đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Hoạt động bảo vệ cây xanh đô thị được quy định như thế nào?

Hoạt động bảo vệ cây xanh đô thị

Hoạt động bảo vệ cây xanh đô thị

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, hoạt động bảo vệ cây xanh đô thị được quy định như sau:

- Cây xanh đô thị phải được giữ gìn, bảo vệ và kiểm tra thường xuyên

- Mọi tổ chức và cá nhân, hộ gia đình có trách nhiệm chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh trong đô thị đồng thời thông báo cho Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý để có biện pháp xử lý.

- Ủy ban nhân dân theo phân cấp quản lý có trách nhiệm tổ chức bảo vệ, kiểm tra, xử lý các hành vi xâm phạm về cây xanh đô thị; tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về bảo vệ cây xanh đô thị có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Đơn vị thực hiện dịch vụ về quản lý cây xanh đô thị có trách nhiệm bảo vệ cây xanh đô thị trên địa bàn được giao theo hợp đồng với cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo phân cấp.

Quản lý cây xanh đô thị được tuyên truyền như thế nào theo quy định của pháp luật?

Tại Điều 6 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong phạm vi trách nhiệm của mình phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng và trường học tuyên truyền phổ biến, giáo dục, hướng dẫn người dân và cộng đồng dân cư tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật liên quan về quản lý cây xanh đô thị.

Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 64/2010/NĐ-CP, kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị được quy định như sau:

- Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị hàng năm và 5 năm bao gồm: công tác trồng, chăm sóc, ươm cây, bảo vệ cây xanh đô thị; xây mới, cải tạo, chỉnh trang và nâng cấp các công trình xây dựng thuộc khu vực cây xanh sử dụng công cộng đô thị.

- Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh sử dụng công cộng đô thị và kinh phí thực hiện theo kế hoạch được phải bố trí vào chương trình hoặc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội hàng năm của địa phương.

Như vậy, hành vi đổ chất thải độc hại vào cây xanh nói riêng và một số hành vi khác gây tổn hại đến cây xanh nói chung sẽ bị xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Bên cạnh đó, pháp luật hiện hành cũng quy định cụ thể những hoạt động bảo vệ cây xanh, tuyên truyền, giáo dục về quản lý cây xanh đô thị cũng như đề ra các kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị một cách tối ưu nhất để các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có thể áp dụng một cách tốt nhất.

Cây xanh đô thị Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Cây xanh đô thị
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm các nội dung chính nào?
Pháp luật
Công tác cắt tỉa hạ độ cao cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng đối với các loại cây nào?
Pháp luật
Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Cây cổ thụ được hiểu là như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây cổ thụ gồm các giấy tờ nào?
Pháp luật
Cây xanh đô thị được hiểu là như thế nào? Chặt hạ cây xanh đô thị trước nhà có cần phải xin phép không?
Pháp luật
Cây xanh chuyên dụng trong đô thị là gì? Hành vi tự ý chặt hạ cây xanh chuyên dụng trong đô thị có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật
Chi phí dịch vụ phát triển hệ thống cây xanh đô thị được thực hiện được xác định và quản lý như thế nào?
Pháp luật
Cây xanh chuyên dụng trong các đô thị là những loại cây nào? Đất trồng cây xanh chuyên dụng trong các đô thị phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Người tự ý chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị có bị xử phạt không? Nếu có thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất cây xanh đô thị là gì? Yêu cầu về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cây xanh đô thị
858 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cây xanh đô thị
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: