Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác bị xử phạt hành chính thế nào? Có thể bị xử lý hình sự hay không?
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác bị xử phạt hành chính thế nào?
Tùy mức độ của hành vi mà có thể bị xử phạt hành chính. Cụ thể đối với trường hợp hành vi chiếm giữ tài sản có thể bị xử lý theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác
...
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;
b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;
c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;
d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;
đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;
e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
...
Bên cạnh đó, theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a, điểm b khoản 4 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP còn áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể đối với hành vi trên như sau:
* Hình thức xử phạt bổ sung
- Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
* Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm
- Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm
Như vậy, đối với có hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác sẽ bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.
Lưu ý trên đây là mức phạt áp dụng cho cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, cụ thể mức phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng (tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác bị xử phạt hành chính thế nào? Có thể bị xử lý hình sự hay không?
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác là bao nhiêu năm?
Theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính cụ thể như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác là 01 năm.
Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản của người khác có thể bị xử lý hình sự hay không?
Nếu trường hợp tài sản có giá trị cao từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc một số trường hợp đặc biệt khác có thể bị xử lý về hình sự về tội chiếm giữ trái phép tài sản.
Cụ thể anh tham khảo theo Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Tội chiếm giữ trái phép tài sản
1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?