Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì nên làm gì? Chăn nuôi lợn nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Chăn nuôi lợn nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018 định nghĩa về chăn nuôi nông hộ như sau:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
3. Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình."
Căn cứ Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 quy định về chăn nuôi nông hộ:
"Điều 56. Chăn nuôi nông hộ
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
2. Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
3. Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường."
Như vậy, chăn nuôi lợn nông hộ cần đáp ứng các điều kiện trên.
Chăn nuôi lợn
Hàng xóm chăn nuôi lợn gây mùi hôi thối thì nên làm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi:
"Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi
1. Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
2. Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
3. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
4. Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
5. Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
6. Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
7. Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
8. Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
9. Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
10. Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
11. Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
12. Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
13. Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
14. Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp."
Căn cứ Điều 161 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về xử lý vi phạm về ô nhiễm môi trường:
"Điều 161. Xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại và bị xử lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, nhân sự phụ trách về bảo vệ môi trường lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, cá nhân, bao che cho tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô nhiễm, sự cố môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; trường hợp gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật."
Do bạn không nói rõ nơi bạn đang sống có phải khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; nên không thể cấm hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn, nếu như khu vực của bạn ở là khu vực không được chăn nuôi thì việc hàng xóm của bạn chăn nuôi lợn là vi phạm quy định của pháp luật, bạn có thể báo chính quyền đến giải quyết.
Trong trường hợp khu vực bạn ở có cho phép nuôi thì hàng xóm bạn chỉ phải chịu trách nhiệm không để gây ra ô nhiễm môi trường. Nếu có ô nhiễm môi trường thì hàng xóm của bạn sẽ xử lý theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi lợn trong khu vực không được phép chăn nuôi của khu dân cư thì bị xử lý thế nào?
Căn cứ Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ:
"Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này."
Theo đó, người nào có hành vi chăn nuôi lợn tại khu vực không được phép chăn nuôi sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?