Hàng xóm cãi nhau không chịu thương lượng để mở lối đi thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra để hòa giải được không?

Vào năm 2000, Ông N có thửa đất trồng lúa diện tích 11.000 m2, nhưng do hoàn cảnh gia đình làm ăn gặp khó khăn, con bệnh nặng không tiền điều trị nên chuyển nhượng quyền sử dụng lại cho ông T ngụ cùng xóm với diện tích là 6.700m2 phần đất nằm phía mặt tiền liền kề với đường giao thông đi lại, nên ông N lên phía sau giáp ranh với phần đất đã chuyển nhượng cho ông T cất nhà ở, hằng ngày đi lại ông N phải đi trên phần đất của ông T mới xuống được mặt tiền để mua đồ ăn, mặc, khám bệnh cũng như đi lại sinh hoạt giao thông chính là đi trên con đê này. Nhưng đến năm 2002, do ông N đi nhậu say rượu về khuya không đèn nên đi đạp lên luống đậu ông T trồng cạnh bên con đê dành cho gia đình ông N đi lại. Sáng hôm sau ông T mới cãi với ông N từ đó xảy ra tranh chấp ngày này qua ngày khác. Đến năm 2004, ông T dùng xe ủi đất ủi mất bờ đê tạo thành con mươn và không cho ông N đi lại trên tuyến đường này nữa. Nên ông N gửi đơn khiếu kiện yêu cầu ông T phải tạo điều kiện cho đường đi lại vì từ trước đến nay con đường này là con đường đi lại cả gia đình ông N. Nhưng đến nay vụ việc chưa có hướng giải quyết. Hiện nay, 02 phần đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Có thể thương lượng với hàng xóm để mở lối đi cho gia đình được không?

Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lối đi qua như sau:

"1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù."

Như vậy, theo quy định trên và căn cứ vào trường hợp của anh nếu gia đình không còn lối đi nào khác mà chỉ có duy nhất một lối đi qua diện tích phần đất của ông T để ra đường lớn thì ông N có quyền yêu cầu ông T dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của ông T và đồng thời phải đền bù cho ông T một số tiền hợp lý, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp này thì ông T không cần chuyển nhượng phần đất này mà chỉ cần tạo một lối đi hợp lý cho ông N cũng như nhận khoản đền bù là được.

Mở lối đi

Mở lối đi

Hàng xóm cãi nhau không chịu thương lượng để mở lối đi thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra để hòa giải được không?

Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định về hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất."

Theo đó, nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

Trường hợp hòa giải mà hàng xóm vẫn nhất quyết không chịu thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CPkhoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) quy định về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai như sau:

"1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc; người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;”
c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.
2. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.
Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
3. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.”
4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo."

Theo đó, nếu hàng xóm vẫn nhất quyết không chịu thì UBND xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Tải về mẫu đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai mới nhất 2023: Tải về

Mở lối đi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng xóm cãi nhau không chịu thương lượng để mở lối đi thì có thể nhờ Ủy ban nhân dân xã đứng ra để hòa giải được không?
Pháp luật
Đất bị bao quanh bởi đất của người khác mà không có lối đi ra đường công cộng thì giải quyết thế nào?
Pháp luật
Mở lối đi sang đất của người khác, người đó yêu cầu đền bù một khoản chi phí tương ứng với phần đất được sử dụng làm lối đi là đúng hay sai?
Pháp luật
Sau khi sang tên giấy tờ mua đất thì hàng xóm không chịu mở lối đi thì có khởi kiện ra tòa được không?
Pháp luật
Có bắt buộc phải mở lối đi ra quốc lộ trên phần đất của mình cho mảnh đất của người khác ở phía sau không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mở lối đi
1,837 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mở lối đi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mở lối đi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào