Hàng tồn kho của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone là những tài sản như thế nào? Trình tự thanh lý hàng tồn kho như thế nào?
- Hàng tồn kho của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone là những tài sản như thế nào?
- Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone xây dựng quy chế, quy định về quản lý hàng tồn kho cần xác định rõ nội dung gì?
- Trình tự, thủ tục thanh lý hàng tồn kho của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone như thế nào?
Hàng tồn kho của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone là những tài sản như thế nào?
Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone, viết tắt là MobiFone (theo khoản 1 Điều 2 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định về quản lý hàng tồn kho như sau:
Quản lý hàng tồn kho
1. Hàng tồn kho của MobiFone là những tài sản được mua vào để sản xuất - hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm: Hàng mua đang đi trên đường; Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ; Sản phẩm dở dang; Thành phẩm, hàng hóa; hàng gửi bán; Hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
2. MobiFone được quyền chủ động và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hóa tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn theo quy định của pháp luật. Thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định tại Khoản 2 Điều 17 Quy chế này.
...
Theo quy định trên, hàng tồn kho của MobiFone là những tài sản được mua vào để sản xuất - hoặc để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường, gồm:
- Hàng mua đang đi trên đường;
- Nguyên liệu, vật liệu; công cụ, dụng cụ;
- Sản phẩm dở dang;
- Thành phẩm, hàng hóa;
- Hàng gửi bán;
- Hàng hóa được lưu giữ tại kho bảo thuế của doanh nghiệp.
MobiFone được quyền chủ động và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hóa tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn theo quy định của pháp luật.
Quản lý hàng tồn kho của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone (Hình từ Internet)
Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone xây dựng quy chế, quy định về quản lý hàng tồn kho cần xác định rõ nội dung gì?
Theo khoản 4 Điều 19 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định về quản lý hàng tồn kho như sau:
Quản lý hàng tồn kho
...
3. Đối với hàng hóa tồn kho thuộc đối tượng trích lập dự phòng thì việc trích lập và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho thực hiện theo hướng dẫn về trích lập dự phòng của Bộ Tài chính.
4. MobiFone phải xây dựng quy chế, quy định về quản lý hàng tồn kho, trong đó phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong MobiFone và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan trong việc theo dõi, quản lý tài sản của MobiFone nêu trên.
...
Theo đó, Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone phải xây dựng quy chế, quy định về quản lý hàng tồn kho, trong đó phải xác định rõ việc phối hợp của từng bộ phận quản lý trong MobiFone và trách nhiệm của từng bộ phận, từng cá nhân có liên quan trong việc theo dõi, quản lý tài sản của MobiFone nêu trên.
Trình tự, thủ tục thanh lý hàng tồn kho của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone như thế nào?
Theo khoản 5 Điều 19 Quy chế quản lý tài chính của Công ty mẹ - Tổng công ty Viễn thông MobiFone Ban hành kèm theo Quyết định 618/QĐ-UBQLV năm 2022 quy định thì trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán hàng tồn kho được thực hiện theo quy định tại Khoản 5 Điều 17 Quy chế này, cụ thể:
Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản theo quy định tại Khoản 4 Điều 27 Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ, các Nghị định sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, trình tự, thủ tục thanh lý hàng tồn kho của Công ty mẹ Tổng công ty Viễn thông MobiFone thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP như sau:
Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định
...
4. Trình tự, thủ tục thanh lý, nhượng bán tài sản:
a) Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty quyết định thành lập Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định tại doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thành phần Hội đồng gồm: Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Kế toán trưởng, các trưởng phòng có liên quan; đại diện Ban Chấp hành công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp và một số chuyên gia am hiểu về tính năng kỹ thuật của tài sản cố định (nếu cần). Nhiệm vụ của Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp gồm:
- Xác định thực trạng về kỹ thuật, giá trị còn lại của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân liên quan đến trường hợp tài sản cố định mới đầu tư không mang lại hiệu quả kinh tế phải nhượng bán nhưng không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư, tài sản chưa khấu hao hết đã bị hư hỏng không thể sửa chữa được phải thanh lý, nhượng bán để báo cáo chủ sở hữu xử lý theo quy định;
- Tổ chức xác định hoặc thuê tổ chức có chức năng thẩm định giá để xác định giá trị có thể thu được của tài sản thanh lý, nhượng bán;
- Tổ chức bán đấu giá hoặc thuê tổ chức có chức năng bán đấu giá các loại tài sản thanh lý nhượng bán theo quy định của pháp luật có liên quan;
- Hội đồng thanh lý, nhượng bán tài sản tự kết thúc hoạt động sau khi hoàn tất việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố định của doanh nghiệp.
b) Trường hợp khi doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện dự án đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, doanh nghiệp phải dỡ bỏ hoặc hủy bỏ tài sản cố định cũ thì việc thanh lý và hạch toán tài sản cố định cũ khi dỡ bỏ hoặc hủy bỏ của doanh nghiệp thực hiện như đối với trường hợp thanh lý tài sản cố định quy định tại Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đất nghĩa trang có thuộc nhóm đất chưa sử dụng? Đất nghĩa trang được nhà nước giao cho tổ chức kinh tế bằng hình thức nào?
- Mẫu Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên cuối năm? Nhận xét của chi ủy đối với đảng viên được thông báo đến ai?
- Tam tai là gì? Cúng sao giải hạn tam tai có phải mê tín dị đoan không? Hành vi mê tín dị đoan bị xử lý thế nào?
- Nhóm kín, nhóm tele, nhóm zalo chia sẻ link 18+, link quay lén trong group kín thì có bị phạt tù không?
- Chủ đầu tư có phải mua bảo hiểm bắt buộc cho người lao động thi công trên công trường hay không?